Swot là gì? Tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến Swot

0
swot-la-gi
SWOT nghĩa là gì?
Swot là gì? Tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến Swot
5 (100%) 1 vote

Nếu bạn là sinh viên theo học chuyên ngành kinh tế hay nhân viên phân tích thị trường chắc hẳn đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ SWOT. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” thì việc hiểu rõ SWOT là gì, SWOT là viết tắt của từ gì không phải là điều đơn giản. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, thegioimay.org sẽ mang đến cho bạn đọc tất cả những kiến thức về SWOT! Mời các bạn cùng đón xem nhé!

SWOT là gì? 

SWOT là cụm viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (Thế mạnh/ điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh kinh điển được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. 

swot-la-gi
SWOT nghĩa là gì?

Trong đó, Strengths và Weaknesses là nhân tố đại diện cho các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Hai nhân tố này liên quan chủ yếu đến khả năng tài chính, hoạt động phát triển sản phẩm,…

Còn Opportunities và Threats là nhân tố đại diện cho các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, thường liên quan đến thị trường và mang ý nghĩa vĩ mô. Thông qua Opportunities và Threats, doanh nghiệp sẽ nắm bắt cơ hội để phát triển; đồng thời, hạn chế những thách thức bên ngoài có thể gây cản trở đến sự phát triển của doanh nghiệp.

>>> Bài viết tham khảo: KOL là gì? Tất tần tật các thông tin về KOL marketing

Phân tích SWOT là gì? 

Phân tích SWOT hay còn được gọi là SWOT Analysis. Đây là một trong 5 bước quan trọng hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, gồm có: xác lập chỉ tôn cho doanh nghiệp – phân tích mô hình SWOT, xác định mục tiêu, hình thành mục tiêu và có kế hoạch chiến lược cụ thể, xác định các cơ chế kiểm soát chiến lược. 

Về cơ bản, phân tích SWOT là phân tích 4 yếu tố chính: Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của doanh nghiệp. Thông qua bảng SWOT matrix, doanh nghiệp có thể tận dụng được điểm mạnh, nắm bắt cơ hội để tiếp tục phát triển; đồng thời khắc phục điểm yếu kém và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.  

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT là gì?

Vào khoảng năm 1960, năm 1970, viện nghiên cứu ở Menlo Park, California có tên là Stanford đã thực hiện cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có mức doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn. Mục đích của cuộc khảo sát nhằm tìm ra nguyên nhân lý giải tại sao nhiều công ty bị thất bại trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển. Nghiên cứu được thực hiện bởi 4 nhà kinh tế học nổi tiếng lúc bấy giờ là: Birger Lie, Ts.Otis Benepe, Robert F.Stewart, Marion Dosher và Albert Humphrey.

Sau hơn 9 năm ròng rã nghiên cứu, một mô hình mới với tên gọi là SOFT ra đời, là viết tắt của 4 cụm từ: Satisfactory (thỏa mãn), Opportunity (cơ hội), Fault (Lỗi) và Threat (Nguy cơ). 

swot-la-gi
Nguồn gốc hình thành SWOT

Đến năm 1964, các nhà kinh tế học đã thống nhất quyết định đổi chữ F thành chữ W và từ đó, phương pháp SWOT được giữ nguyên cho đến tận ngày hôm nay. Trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển, SWOT ngày càng được hoàn thiện tốt hơn và cho thấy hiệu quả của nó trong hoạt động doanh nghiệp. 

Ý nghĩa các thành tố trong mô hình SWOT là gì? 

Điểm mạnh (Strengths)

Là những lợi thế nổi bật, độc đáo hơn của doanh nghiệp bạn khi được đem so sánh với đối thủ cạnh tranh. 

Điểm mạnh sẽ bao gồm các nhân tố sau:

  • Có trình độ chuyên môn và các kỹ năng liên quan
  • Kinh nghiệm công tác
  • Có nền tảng giáo dục tốt
  • Có trách nhiệm, đam mê, tận tâm, tận tình với công việc
  • Có khả năng thích nghi và phản ánh nhạy bén với công việc
  • Có nguồn lực về tài chính, con người
  • Chất lượng sản phẩm tốt,…

Điểm yếu (Weaknesses)

Là những điều mà doanh nghiệp làm chưa tốt. Điểm yếu luôn tồn tại bên trong một con người hoặc một tổ chức. Chúng là sợi dây cản trở bạn đến với thành công. Để có thể giải quyết những vấn đề đó, cách tốt nhất là nên thẳng thắn nhìn vào sự thật, nhìn vào giới hạn của bản thân để từ đó tìm giải pháp vượt qua. 

Cách xác định điểm yếu đơn giản nhất là tìm ra những điều “bị vắng bóng” trong điểm mạnh. Từ đó, có thể xác định điểm yếu gồm các nhân tố như: 

  • Những thói quen làm việc tiêu cực, tính cách không phù hợp với công việc 
  • Không được đào tạo bài bản, chính quy
  • Kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn chưa cao
  • Không có kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm không phù hợp với công việc
  • Không có các mối quan hệ
  • Không có sự định hướng cụ thể hay mục tiêu phát triển rõ ràng,… 
ma-tran-swot-la-gi
Weaknesses – Những điều doanh nghiệp chưa làm tốt

Cơ hội (Opportunities)

Là những việc đến một cách bất ngờ mà con người không thể kiểm soát được. Chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng tạo ra nhiều cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển và mang lại nhiều thành công. Cơ hội có thể là:  

  • Xu hướng phát triển chung của thế giới
  • Sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường
  • Công nghệ mới xuất hiện 
  • Nhiều cơ hội nghề nghiệp mở rộng
  • Được học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm mới
  • Nhiều chính sách mới, ưu đãi được áp dụng trong phát triển kinh tế
  • Đối thủ cạnh tranh đang tỏ ra yếu kém, chậm phát triển,… 

Thách thức (Threat)

Là những yếu tố bên ngoài làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường và khả năng ứng biến của doanh nghiệp. Các thách thức thường gặp: 

  • Áp lực về biến động thị trường
  • Sự cạnh tranh gay gắt trong môi trường ngành
  • Một số kỹ năng, kỹ thuật trở nên lỗi thời, không thể áp dụng được
  • Nhân lực không có khả năng thích ứng với sự phát triển của thị trường, của công nghệ dẫn đến bị tụt hậu,… 
mo-hinh-swot
Threat là các nhân tố cản trở sự phát triển của doanh nghiệp

Phương pháp SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào? 

Ma trận SWOT được sử dụng rất phổ biến trong ngành kinh tế, nhất là các hoạt động:

  • Lên kế hoạch chiến lược
  • Đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển tốt nhất trong các chiến lược đưa đề xuất. 
  • Phát triển điểm mạnh
  • Loại bỏ điểm yếu
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân lực, nguồn lực, cơ cấu tổ chức,… 

Các xây dựng ma trận SWOT

Mô hình SWOT được phân tích chủ yếu dưới dạng ma trận 6 ô vuông, cụ thể như hình dưới đây:

bang-ma-tran-swot
Bảng ma trận Swot

Sau khi đã làm sáng tỏ 4 nhân tố: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong ma trận SWOT. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nhằm đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp cho doanh nghiệp. Các chiến lược đó gồm có: 

  • Chiến lược SO: Chiến lược sử dụng điểm mạnh để khai thác cơ hội, phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây là chiến lược được ưu tiên sử dụng hàng đầu bởi nếu biết cách vận dụng tối đa điểm mạnh thì cơ hội thành công sẽ rất cao mà không tốn nhiều công sức. Chiến lược SO tương đương với chiến lược phát triển ngắn hạn của công ty.
  • Chiến lược WO: Là chiến lược dùng điểm yếu để khai thác, tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Việc sử dụng điểm yếu sẽ khiến doanh nghiệp tiêu hao nhiều nguồn lực để tận dụng cơ hội. Đôi khi, khắc phục xong điểm yếu thì cơ hội đã không còn. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý và phân tích kỹ trước khi áp dụng. Chiến lược WO tương đương với chiến lược phát triển trung hạn của doanh nghiệp.
  • Chiến lược ST: Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh để hạn chế, phòng tránh nguy cơ. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro và đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra ổn định, phát triển. Chiến lược ST tương đương như chiến lược phát triển ngắn hạn.
  • Chiến lược WT: Là chiến lược khắc phục những điểm yếu để hạn chế các rủi ro. Thách thức sẽ đánh trực tiếp vào điểm yếu của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải vừa khắc phục điểm yếu, vừa phải dự đoán rủi ro có thể xảy ra nhằm phòng tránh nguy cơ bị tấn công trực tiếp, gây thiệt hại lớn về tài chính.

>>> Bài viết tham khảo: ATTN là gì? Các ý nghĩa và cách sử dụng của từ ATTN

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc SWOT là gì và các kiến thức tổng hợp về SWOT. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích giúp doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch kinh doanh thành công và tăng lượng khách hàng tiềm năng. Hãy like & share nếu bạn thấy những thông tin trên hay và hữu ích nhé!