[Giải nghĩa] Tam quan là gì? Cổng tam quan là gì?

0
Tìm hiểu ý nghĩa của tam quan trong từng lĩnh vực
Tìm hiểu ý nghĩa của tam quan trong từng lĩnh vực
[Giải nghĩa] Tam quan là gì? Cổng tam quan là gì?
Đánh giá bài viết

Tam quan là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực thì cụm từ này lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy Tam quan là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về nội dung này qua bài viết dưới đây nhé!

Tam quan là gì?

Trong mỗi lĩnh vực thì tam quan sẽ được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu “tam quan là gì?” theo từng lĩnh vực ở dưới đây.

Tìm hiểu ý nghĩa của tam quan trong từng lĩnh vực
Tìm hiểu ý nghĩa của tam quan trong từng lĩnh vực

Trong từ điển Hán Việt

Tam quan (Theo Hán tự là 三观) là một khái niệm với nhiều tầng nghĩa trong từ điển Hán Việt. Từ “tam” nghĩa là 3, “quan” nghĩa là cửa. Khi kết hợp 2 từ này lại với nhau thì “tam quan” là từ để nói về kiểu kiến trúc có 3 cổng lớn ở phía trước.

Trong Triết học

Trong triết học, tam quan là những quan điểm căn bản nói về thế giới xung quanh của một người. Quan điểm này gồm cách nhìn nhận và đánh giá khách quan về cuộc sống. Các nhà triết học cũng thường gọi tam quan với tên gọi khác là thế giới tam quan. Vậy thế giới tam quan là gì? 

Thế giới tam quan của một người thường được hình thành từ 3 yếu tố cốt lõi sau đây:

  • Thế giới quan (vũ trụ quan): Thể hiện suy nghĩ, nhận thức và quan điểm của một người về cuộc sống, gồm thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người với thế giới.
  • Giá trị quan: Thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá tổng thể của con người về ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó ở xung quanh mình.
  • Nhân sinh quan: Thể hiện thái độ của con người về ý nghĩa cốt lõi và cơ bản của nhân sinh và thời thế.

Như vậy, tam quan của một người đóng vai trò quyết định đến nhận thức và cách hành xử của người đó với thế giới. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng giúp con người có thể thiết lập nên giá trị và giới hạn đạo đức cho riêng mình.

Trong ẩm thực

Trong ẩm thực thì không thể không nhắc đến món Dừa Tam Quan. Vậy dừa tam quan là gì? Đây là loại dừa nổi tiếng của Bình Định dùng để uống nước, có vỏ mỏng, vị ngọt thanh. Loại dừa này có năng suất thấp hơn các loại dừa khác nên có giá thành cao hơn rất nhiều.

Dừa tam quan được rất nhiều người yêu thích
Dừa tam quan được rất nhiều người yêu thích

Trong kiến trúc

Trong kiến trúc, tam quan thường hay được nhắc đến trong cụm từ “cổng tam quan”. Vậy cổng tam quan là gì? 

Cổng tam quan là một dạng cổng được thiết kế có 3 lối đi, với cửa chính ở giữa cùng 2 cửa phụ ở sát bên. Theo ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, thì cổng tam quan bắt đầu xuất hiện vào thời Lý Trần, đây là giai đoạn phát triển hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Kiểu cổng tam quan này thường được thiết kế phổ biến ở chùa chiền thời đó. 

Ngoài ra, có rất nhiều công trình kiến trúc các dinh thự cổ thời đó cũng sử dụng kiểu cổng tam quan, khác hẳn so với cổng biệt thự hiện đại của ngày nay. Trong văn hóa của người Việt, cổng tam quan ẩn chứa rất nhiều giá trị về nhân sinh sâu sắc.

Ngoài ra, tam quan còn được nhắc đến trong tiểu thuyết ngôn tình. Vậy tam quan là gì trong ngôn tình? Trong ngôn tình, tam quan là những suy nghĩ và lối sống của nhân vật trong truyện.

Cổng tam quan có mấy loại?

Sau khi tìm hiểu rõ về nghĩa của tam quan là gì trong từng lĩnh vực ở trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về các loại cổng tam quan ở dưới đây. Cổng tam quan về cơ bản được chia ra thành 2 loại chính, là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về từng loại qua các thông tin dưới đây:

Phân loại cổng tam quan 
Phân loại cổng tam quan
  • Cổng tam quan có gác: Là loại cổng tam quan có thiết kế nhỏ, thường được xây thêm tầng mái để tạo chiều cao và có gác. Trong thiết kế chùa chiền, phần gác này chính là nơi được dùng để đặt chuông, khánh. 
  • Cổng tam quan tứ trụ: Là loại cổng tam quan được xây dựng có 4 trụ vững chắc thay vì có vách ngăn để tạo thành 3 lối đi. Hai trụ ở dưới sẽ có kích thước cao hơn so với 2 trụ ở rìa phía bên ngoài. Phần nối liền 4 trụ ở phía trên được cách điệu và trang trí thành phần trán của cổng để tạo thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho kiến trúc.

Bên cạnh 2 loại cổng chính ở trên, một số công trình kiến trúc tại Việt Nam còn xuất hiện thêm kiểu cổng tam quan biến thể. Điển hình là kiến trúc cổng tam quan ở chùa Sét ở Hà Nội. Cổng tam quan ở đây được sáng tạo và biến tấu thành 5 lối đi. Sự phá cách này cũng mang đến vẻ đẹp đồ sộ và thêm phần cổ kính cho không gian ở nơi đây. 

Ý nghĩa của cổng tam quan

Trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt, cổng tam quan ẩn chứa rất nhiều hàm ý quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của loại cổng này ở dưới đây.

Theo Phật giáo

Đối với Phật giáo Việt Nam, cổng tam quan đại diện cho rất nhiều triết lý tiêu biểu của Phật Pháp. Cổng tam quan là một hình ảnh tượng trưng cho 3 góc nhìn của nhà Phật, đó là “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Trong đó:

Ý nghĩa của cổng tam quan theo đạo Phật
Ý nghĩa của cổng tam quan theo đạo Phật
  • Hữu quan: Là đại diện của khái niệm “sắc” (giả) trong Phật giáo, dùng để chỉ về vật chất hiện hữu với màu sắc và hình tướng nhất định. Nó không thể tồn tại mãi mãi và sẽ luôn bị biến đổi theo thời gian.
  • Không quan: Là “tính không” (gồm không biến mất, không thay đổi), nói về những điều bất sinh, bất diệt và bất biến được nhắc đến trong kinh Phật. 
  • Trung quan: Là điểm nối giữa, sự trung hòa giữa hai yếu tố hữu quan và không quan. Nó thể hiện cái nhìn xuyên suốt và thấu đáo về chân lý của cuộc đời.

Theo phương pháp thiền quán

Theo phương pháp thiền quán, cổng tam quan được cho là biểu tượng của tam quan giải thoát môn – 3 phương pháp đạt đến sự giải thoát ở trong giáo lý nhà Phật, gồm có:

  • Không môn: Là phương pháp thiền quán giúp cho con người nhìn thấy, cảm nhận được sự vật và hiện tượng từ trực giác, trí tuệ, chứ không phải bằng một suy luận hay ý thức nào đó. 
  • Vô tướng môn: Là phương pháp thiền quán giúp cho con người hiểu được bất kỳ một sự vật, sự việc nào cũng đều được hình thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Nó không thể tồn tại riêng biệt, nó có thể thay đổi tùy theo yếu tố cấu thành. Vì vậy nó là vô tướng, không có bất kỳ một hình dáng xác định nào cả.
  • Vô tác môn: Là phương pháp cho chúng ta thấy để đạt được sự giải thoát thực sự thì con người cần phải từ bỏ ham muốn và những mong cầu trong cuộc sống. Tâm phải thực sự tĩnh lặng với cuộc đời và sống tùy duyên. 
Ý nghĩa của cổng tam quan theo phương pháp thiền quán
Ý nghĩa của cổng tam quan theo phương pháp thiền quán

Đạo Phật đã dạy rằng, chỉ những ai hiểu rõ và thực hành được những phương pháp thiền quán trên thì mới cảm nhận được cuộc sống bình yên và an lạc. Ngoài ra, cổng tam quan vẫn còn mang hàm ý về tam bảo – một khái niệm rất quan trọng và phổ biến ở trong Kinh Phật. Tam bảo chính là 3 ngôi báu quý giá nhất trong Phật Giáo, gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. 

Theo quan niệm Vua Chúa thời xưa

Vào thời phong kiến, hầu hết các công trình kiến trúc cung đình, đền miếu đều sử dụng kiểu thiết kế cổng tam quan. Theo đó, cổng chính ở giữa được thiết kế có kích thước lớn nhất và thường dành riêng cho Vua đi. Cổng bên phải dành riêng cho các vị quan võ và cổng bên trái là lối đi của các vị quan văn. 

Chính vì vậy, cổng đình và cổng làng của người Việt cũng được thiết kế sử dụng kiểu cổng này để sẵn sàng đón Vua cùng các vị quan về thăm làng. Vào ngày thường, sẽ chỉ có cổng chính giữa được mở để cho dân làng đi lại, hai cổng bên sẽ được đóng kín và chỉ được mở khi có dịp đặc biệt.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể giải đáp được tam quan là gì? Cổng tam quan là gì? Nếu vẫn còn thắc mắc sau khi đọc xong thì các bạn hãy bình luận ở bên dưới để được giải đáp chi tiết nhất.