Tết nguyên tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết nguyên tiêu

0
Ý nghĩa của tết nguyên tiêu
Ý nghĩa của tết nguyên tiêu
Tết nguyên tiêu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết nguyên tiêu
5 (100%) 1 vote

Tết nguyên tiêu là một ngày lễ quan trọng ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết rõ về ngày này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này qua những thông tin bên dưới đây nhé!

Tết Nguyên Tiêu là gì?

Tết Nguyên Tiêu còn được biết đến với tên gọi là Rằm Tháng Giêng hay tết Thượng Nguyên. Đây là ngày lễ được bắt nguồn từ Trung Quốc và thường kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Tìm hiểu về Tết Nguyên Tiêu
Tìm hiểu về Tết Nguyên Tiêu

Nguồn gốc của ngày Tết Nguyên Tiêu

Có rất nhiều bản thoại nói về ngày Tết Nguyên Tiêu được lưu truyền trong dân gian. Để hiểu rõ về nguồn gốc của ngày này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một số sự tích ở dưới đây.

Sự tích 1

Theo nhiều tài liệu cho biết thì Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ thời Tây Hán tại Trung Quốc. Vào thời điểm ấy, mọi người thường tổ chức lễ hội rước đèn vô cùng long trọng. Câu chuyện bắt đầu khi các cung nữ ở trong cung nhớ nhà nhưng lại không thể rời khỏi hoàng thành. 

Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu theo sự tích lưu truyền trong dân gian
Nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu theo sự tích lưu truyền trong dân gian

Lúc này, Đông Phương Sóc – viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã hiểu được nỗi nhớ nhà của các cung nữ. Ông đã hiến kế với nhà vua rằng: vào rằm tháng giêng, Vua cùng người nhà nên lánh nạn ở trong cung, đồng thời cho treo đèn lồng đầy sân để làm giả cảnh lửa cháy nhằm lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã đồng ý và từ đó vào ngày rằm tháng giêng hằng năm, cả nước đều treo lồng đèn. Nhờ vậy mà các cô cung nữ có thể gặp được những người thân của mình. 

Ngày lễ này đã được lưu truyền hàng trăm năm và lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam được biến tấu để phù hợp với nét văn hóa của nước ta. Vậy nên việc đón dịp Tết này cũng có đôi chút khác biệt so với Trung Quốc.

Sự tích 2

Từ thuở xa xưa, có một con thiên nga từ trên trời bay xuống đã bị một người thợ săn bắn chết. Biết được điều đó, Ngọc Hoàng đã vô cùng tức giận. Ngài đã sai Thiên Tướng đốt trụi trần gian vào đúng ngày 15 tháng 1 âm lịch.

Tuy nhiên, một vài vị tiên không đồng ý với hành động này nên họ đã liều mình xuống trần để hiến kế cho chúng sinh tránh được kiếp nạn trên.

Vậy nên vào ngày đó, mọi nhà đều sẽ treo đèn lồng và bắn pháo hoa. Điều đó khiến cho Ngọc Hoàng tưởng rằng trần gian đã được đốt trụi nên loài người đã tránh được thảm cảnh bị diệt vong.

Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, từ Nguyên nghĩa là thứ nhất và từ Tiêu nghĩa là đêm. Ngoài ra, người Việt Nam còn gọi ngày này với tên gọi là Tết Thượng Nguyên. Mục đích chính là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).

Ý nghĩa của tết nguyên tiêu
Ý nghĩa của tết nguyên tiêu

Đây là một ngày lễ rất quan trọng đối với Phật Giáo bởi hai câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” và “lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng giêng”. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên và Phật tổ.

Đồng thời, cũng cầu mong cho năm mới được nhiều bình an, may mắn và tài lộc sung túc. Tùy theo từng gia đình mà mâm cỗ chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ ít hay nhiều. 

Những lễ hội được tổ chức trong ngày Tết Nguyên Tiêu ở một số nước

Như vậy, qua những thông tin trên các bạn đã hiểu rõ tết nguyên tiêu là tết gì rồi đúng không? Một số nước ở trên thế giới vẫn đón ngày Tết này hàng năm và mỗi nước sẽ có cách đón khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phong tục và những lễ hội được tổ chức trong ngày này ở một số nước.

Tết Nguyên Tiêu ở một số nước
Tết Nguyên Tiêu ở một số nước

Việt Nam

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng giêng. Đây là thời điểm mọi người hay lên chùa cúng sao giải hạn và cầu xin gặp điềm lành ở trong năm mới. Một số nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống, họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động và lễ hội đặc biệt vào dịp lễ này.

Điển hình nhất là ở Quận 5 tại TP. Hồ Chí Minh, đây là khu vực người Hoa sinh sống đông nhất tại Sài Gòn. Họ sẽ tổ chức các lễ hội đặc sắc ở Hội quán, gia đình như: đi diễu hành, các nghi thức lễ, thư pháp, trình diễn ca kịch cổ truyền, trình diễn âm nhạc,…

Trung Quốc

Trung Hoa được biết đến chính là cái nôi của Tết Nguyên Tiêu. Vào dịp lễ này hàng năm, người dân tại đây sẽ cúng tế cầu an, cầu phước và ăn bánh trôi.

Sau đó họ cũng tổ chức một số hoạt động rất đặc sắc như: Thi đoán hình trên lồng đèn, ngâm thơ và ghi ước nguyên lên đèn lồng rồi thả cho bay lên trời vào buổi đêm.

Tại những nước khác

Một số nước từng sử dụng lịch mặt trăng (âm lịch) như là Hàn Quốc hay Nhật Bản cũng đón ngày lễ này. Họ cũng mong chờ mỗi khi đến ngày Tết Nguyên Tiêu như ở Việt Nam và Trung Quốc.

Tại Hàn Quốc, rằm tháng giêng còn được gọi là lễ Daeboreum. Mọi người sẽ cùng nhau chơi trò Samulnori vào đêm hôm trước hoặc leo núi để trở thành người đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc.

Tại Nhật Bản, ngày rằm tháng giêng được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân ở đây cầu nguyện cho một mùa vụ được bội thu. Họ thường sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của ngày lễ này.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ về ngày tết nguyên tiêu. Nếu có vấn đề gì chưa rõ về nội dung của bài viết, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để chúng tôi giải đáp kỹ lưỡng.