Tình bằng hữu xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống thường ngày và nó là một thứ tình cảm đáng trân trọng bên cạnh tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa. Hôm nay, bạn hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu về chủ đề tình bằng hữu là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của tình bằng hữu nhé!
Nội dung chính
Tình bằng hữu là gì?
Hiểu đơn giản, tình bằng hữu chính là tình cảm bạn bè, giữa những người bạn với nhau, những người không có mối quan hệ ruột thịt. Đây là thứ tình cảm gắn kết, tự nguyện và được xây dựng từ lòng tin, sự chân thành. Để xây dựng được tình bằng hữu thì cần có một khoảng thời gian rất dài để hai bên cùng tìm hiểu, bồi đắp.
Giữa hai người có tình bằng hữu làm sợi dây kết nối thì họ sẽ có sự quan tâm tới nhau, chia sẻ vui buồn, tâm sự, nương tựa lẫn nhau khi gặp hoạn nạn, khó khăn. Họ có sự thấu hiểu, tin tưởng nhau trong mọi tình huống.
Chúng ta cần phân biệt giữa tình bằng hữu và người quen biết. Vì tình bằng hữu đòi hỏi có thời gian tiếp xúc lâu dài hơn, có nhiều trải nghiệm bên nhau hơn so với người quen ở công sở (Đồng nghiệp), hàng xóm, hay ở cộng đồng. Người quen thì chỉ tiếp xúc với ta trong thời gian ngắn, giới hạn và cần thêm nhiều tình cảm nữa thì mới có thể xây dựng thành tình bằng hữu.
>>> Bài viết tham khảo: Trộm vía là gì? Các cách trộm vía cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất
Tình bằng hữu có đặc điểm như thế nào?
- Thứ nhất, tình bằng hữu là thứ tình cảm tự nguyện, nó kết nối những con người tưởng chừng như xa lạ và không có mối quan hệ nào với nhau, điều này hoàn toàn khác so với tình anh em, tình máu mủ ruột thịt hay tình nghĩa vợ chồng.
Vì mang tính tự nguyện nên không ai có thể bắt ai trở thành bạn bè của người đó được. Do đó, với một số người quen, chúng ta có thể vô cùng niềm nở, tay bắt mặt mừng khi gặp họ nhưng nếu không có chung sở thích, quan điểm, hay đơn giản là chúng ta không muốn thân thiết hơn với họ thì vẫn sẽ không trở thành bằng hữu của nhau được. Hai mối quan hệ người quen và bạn bè là khác nhau.
Hay nói cách khác: Chúng ta không thể tự nhận mình là bạn của người khác nếu như ta không biết người đó có chấp nhận ta là bạn hay không. Điều này chứng tỏ, tình bằng hữu không chỉ là tình cảm tự nguyện mà còn phải là đến từ cả hai phía. - Thứ hai, tình bằng hữu có tính bình đẳng. Đã là bằng hữu, bạn bè với nhau thì sẽ không có sự phân chia cao thấp, sang hèn, kẻ giàu người nghèo hay so đo về trình độ học vấn,… Ví dụ như có rất nhiều tình bằng hữu đẹp nảy nở giữa thầy với trò, giữa ông chủ với nhân viên/người làm, giữa người giàu và người nghèo,…
Về mối quan hệ cho – nhận trong tình bằng hữu. Đương nhiên là khi làm bạn bè thì sẽ có sự trao đổi, cho – nhận giá trị của nhau. Đó có thể là niềm vui, tinh thần, sự hỗ trợ,…Trong tình bằng hữu, sự cho – nhận thường ở mức cân đối. Nếu như một bên nào đó nhận quá nhiều hay cho đi quá nhiều thì sẽ làm mất cân bằng và tình bằng hữu sẽ không thể tồn tại lâu dài được.
Ví dụ: Nếu như tình bằng hữu chỉ có một người luôn cho, một người luôn nhận thì lâu dần người cho sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực còn người nhận thì lại cho đó là điều hiển nhiên hoặc cảm thấy xấu hổ mỗi khi được nhận. Lâu dần, tình bằng hữu sẽ xuất hiện ranh giới và sự xa cách. - Thứ ba, trong tình bằng hữu, cần có sự tôn trọng quyết định, tính cách cá nhân của nhau hay nói cách khác, cần có sự chấp nhận. Hãy tưởng tượng, nếu như người bạn của bạn suốt ngày muốn bạn thay đổi thế này, thế kia, bắt ép bạn làm việc này, việc kia chỉ để theo ý họ thì bạn có cảm thấy áp lực và chán nản không? Chắc chắn tình bằng hữu đó sẽ không kéo dài.
Cuối cùng, tình bằng hữu thể hiện ở chỗ đôi bên sẽ dành cho nhau tình cảm tốt đẹp, sự chăm sóc, quan tâm xuất phát từ tấm lòng chân thành mà không dựa theo mưu cầu hay toán tính nào cả. Trong tình bằng hữu cũng không có sự ghen tị, che đậy, giấu giếm hay giả tạo.
Nguồn gốc của từ “tình bằng hữu” bắt nguồn từ đâu?
Từ “bằng hữu” (朋友) là một từ ghép Hán Việt đẳng lập, trong đó, cả hai từ “bằng” và từ “hữu” đều có nghĩa là bạn bè.
Dù cùng là từ chỉ về bạn bè nhưng từ “bằng” lại hướng tới đối tượng là bạn học, tức là người cùng bạn theo học cùng một thầy giáo, cùng nhau trải qua thời thanh xuân trên ghế nhà trường. Còn từ “hữu” lại chỉ những người bạn mà có chung chí hướng, chung niềm hoài bão với bạn.
Thường thì chúng ta sẽ gặp “bằng” trước và gặp “hữu” sau. Vì ngay từ nhỏ thì ai cũng phải đi học, gặp bạn gặp bè còn đến khi tự tìm được cho mình một niềm khát khao, sứ mệnh thì lúc đó bạn đã ở độ tuổi trưởng thành rồi.
Vai trò của tình bằng hữu là gì trong cuộc sống?
Tình bằng hữu có vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trong chúng ta, có ai mà lại không có ít nhất một người bạn. Bằng hữu không chỉ giúp đỡ chúng ta trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc:
- Tình bằng hữu giúp chúng ta quên đi mọi ưu phiền gặp phải trong cuộc sống. Giúp chúng ta nhận ra lỗi sai, khuyết điểm để kịp thời sửa chữa, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Tình bạn cũng giúp con người có thể nhanh chóng lấy lại niềm tin, sự vui vẻ, lạc quan vào những điều tốt đẹp. Dẫu người xung quanh có xa lánh khi ta mắc lỗi thì bạn bè vẫn là người ở lại để làm chỗ dựa tinh thần, cùng ta ngồi tâm sự.
- Nhờ có tình bằng hữu mà con người dễ dàng gắn kết, sẻ chia với nhau hơn, bớt đi sự cô đơn khi ở một mình.
- Tóm lại, tình bằng hữu sẽ giúp cho cuộc sống của mỗi người trong chúng ta ngập tràn màu sắc và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Cách để giữ gìn tình bằng hữu là gì?
Để giữ được một tình bạn tốt đẹp, bền lâu thì quả thực là điều không dễ dàng. Bởi “sông có khúc, người có lúc”, việc chúng ta thay đổi tính cách, thay đổi quan điểm về cuộc sống là điều rất bình thường. Lúc này, có thể quan điểm của ta sẽ không còn giống với người bạn cũ nữa, dần dần, mỗi người lại có lối đi riêng và xa dần nhau.
Cũng có nhiều trường hợp, tình bằng hữu tan vỡ bởi có sự hiểu lầm, không hiểu ý nhau. Đến lúc nhận ra sự hiểu lầm ấy thì đã quá muộn vì đã lỡ làm tổn thương người kia rồi. Do đó, để tình bằng hữu thêm bền chặt, lâu dài thì bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên sau:
- Chọn lọc bạn trước khi chơi: Người xưa có câu “Chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học”. Trước hết, để tình bằng hữu được tốt đẹp, lâu bền thì cần phải chọn bạn. Tùy theo ý định của mỗi người mà tiêu chí chọn bạn sẽ khác nhau. Tuy nhiên bạn cần tránh xa những người mà có tính xấu, đạo đức không tốt để tránh bị họ ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
- Hãy học cách lắng nghe tâm tư, tình cảm của người khác: Tình bằng hữu vốn là để chia sẻ ưu phiền trong cuộc sống. Vì vậy mà bạn bè thường hay tâm sự cho nhau nghe về những gì diễn ra hàng ngày.
Tuy nhiên, bạn hãy học cách lắng nghe người khác chứ đừng chỉ kể hay tâm sự cho họ nghe, cuộc trò chuyện nên diễn ra ở hai chiều. Vì bất cứ ai trong chúng ta đều có nhu cầu được lắng nghe cả. - Tôn trọng tính cách cá nhân hay quyết định đưa ra của bạn bè: Như đã nói ở trên, tình bằng hữu hình thành dựa trên niềm tin và sự tôn trọng đối phương. Vì vậy, bạn hãy dõi theo và tôn trọng cá tính cũng như quyết định mà bạn ấy đưa ra. Đừng bắt ép họ phải thay đổi thế này, thế kia và phán xét sau mỗi quyết định của họ.
- Sẵn sàng chỉ ra lỗi sai và giúp đỡ nhau hoàn thiện bản thân hơn: Tình bằng hữu khác với người dưng ở chỗ, khi bạn mắc sai lầm thì bạn bè là người ở lại an ủi, vỗ về bạn, giúp bạn nhận ra lỗi lầm còn người dưng thì sẽ bỏ đi và chẳng quan tâm. Do vậy, hãy thẳng thắn trao đổi với nhau, giúp nhau trưởng thành lên từng ngày.
- Dành nhiều thời gian để ở bên cạnh nhau: Có một câu nói rất hay “Đường lâu ngày không đi sẽ mọc đầy cỏ dại – Người lâu ngày không gặp bỗng hóa người dưng”.
Thời gian chính là thứ khiến chúng ta xích lại gần nhau hơn nhưng cũng khiến một số mối quan hệ bị mai một. Vì thế, nếu bạn muốn giữ tình bằng hữu bền lâu thì hãy thường xuyên gặp mặt và dành thời gian cho bạn bè nhé. Bạn không nên để “cỏ dại mọc đầy” rồi mới bắt đầu dọn thì sẽ không còn kịp đâu.
Thơ tình bằng hữu đặc sắc
Tình bằng hữu mang đến cho ta cảm xúc dạt dào cho nên có không ít các nhà thơ, nhà văn đã “xuất khẩu thành thơ”. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng một vài bài thơ hay về tình bạn nhé:
Một số bài thơ khác:
Một vài khái niệm có liên quan tới tình bằng hữu
Ngoài từ tình bằng hữu thì trong từ điển tiếng Việt cũng có rất nhiều từ có chứa từ “hữu” với ý nghĩa khá tương đồng. Vì vậy, sau khi tìm hiểu tình bằng hữu là gì thì chúng ta hãy xem xem, ý nghĩa của các từ liên quan ra sao nhé:
Hữu hảo là gì?
Hữu hảo (友好) là một từ Hán Việt chỉ mối quan hệ hợp tác song phương, đôi bên cùng có lợi. Đây được xem là mối quan hệ tốt, cần được phát huy.
Hữu hảo thường được sử dụng trong mối quan hệ hợp tác, kinh doanh hoặc sự hợp tác giữa hai quốc gia trên Thế Giới.
Ví dụ: Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và đất nước Cu – ba anh em.
Chiến hữu là gì?
Hiểu đơn giản, chiến hữu chính là: Bạn cùng c.h.i.ế.n đ.ấ.u. Vào thời xưa, khi c.h.i.ế.n t.r.a.n.h nổ ra, những người thuộc cùng một chiến tuyến được gọi là chiến hữu của nhau. Ở Việt Nam, người bạn cùng c.h.i.ế.n đ.ấ.u được gọi theo cách thân thương hơn, đó là: đồng đội.
Hiện nay, khi c.h.i.ế.n t.r.a.n.h đã qua đi, người ta vẫn sử dụng từ chiến hữu để chỉ người cộng sự thân thiết với nhau, cùng hợp tác, cùng kề vai sát cánh để đạt được mục tiêu chung nào đó trong công việc.
Thân hữu là gì?
Chúng ta đã biết khái niệm tình bằng hữu là gì rồi thì có lẽ cũng không khó để đoán được ý nghĩa của từ thân hữu. “Thân” ở đây chính là thân thiết, còn “hữu” thì vẫn là chỉ bạn bè cùng chí hướng. Như vậy, thân hữu là từ dùng để chỉ người bạn thân thiết, quen thuộc.
Trong đời sống hiện nay, chúng ta khá ít gặp từ này, chủ yếu nó xuất hiện trong lời thông báo hoặc kêu gọi của một người nào đó. Tuy nhiên nó hay được nhắc đến trong một cụm từ là “Thân bằng cố hữu” – Chỉ chung những người bạn bè, anh em thân thiết, đã có mối quan hệ qua lại trong nhiều năm.
Hảo bằng hữu là gì?
“Hảo” trong hảo bằng hữu là một từ Hán – Việt chỉ sự tốt đẹp. Như vậy, hảo bằng hữu dịch ra chính là người bạn tốt. Người bạn này không chỉ thấu hiểu tâm tư của bạn mà còn sẵn sàng sẻ chia, dốc bầu tâm sự, dang tay ra giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.
>>> Bài viết tham khảo: PFP là gì? Nghĩa của PFP trong các lĩnh vực. Tổng hợp meme PFP
Lời kết
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho tình bằng hữu là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của tình bằng hữu có gì đặc biệt. Đừng quên lịch hẹn của bạn với thegioimay.org mỗi ngày để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vấn đề thú vị khác nhé!