Trường từ vựng là gì? Tổng hợp các kiến thức về trường từ vựng

0
trường từ vựng là gì
Soạn văn 8 trường từ vựng là j?
Trường từ vựng là gì? Tổng hợp các kiến thức về trường từ vựng
5 (100%) 1 vote

Trường từ vựng là một mảng kiến thức chúng ta đã được làm quen trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tuy nhiên để hiểu rõ về nó thì không phải bạn học sinh nào cũng nắm được. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem trường từ vựng là gì cũng như các kiến thức tổng quan xoay quanh chủ đề này với thegioimay.org nhé!

Trường từ vựng là gì?

trường từ vựng là gì
Soạn văn 8 trường từ vựng là j?

Trường từ vựng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8. Theo đó, trường từ vựng được định nghĩa là tổng hợp hàng loạt đơn vị từ vựng có mối liên kết chặt chẽ với nhau dựa theo một tiêu chí nào đó. Chúng sẽ bao gồm 3 mối quan hệ sau: Quan hệ tuyến tính, quan hệ trực tuyến và quan hệ liên tưởng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì trường từ vựng là tập hợp các từ có những nét chung về nghĩa.

Thông thường, các trường từ vựng sẽ được hình thành nên trên nền tảng mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hay trường từ vựng theo quan hệ dọc. Ví dụ như lưới, câu, vó, nơm,… có quan hệ với nhau đều là 1 loại dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản hay tủ, hòm, rương, vali, chai lọ,… có quan hệ với nhau đều là đồ dùng để đựng dụng cụ trong gia đình (vật dụng).

Như vậy, bạn đã hiểu thế nào là trường từ vựng rồi đúng không nào?

>>> Bài viết tham khảo: Thuyết minh là gì? Mục đích chủ yếu của văn bản thuyết minh

Ví dụ về trường từ vựng

Để có thể làm rõ hơn về khái niệm trường từ vựng ngắn nhất, cô đọng nhất bài viết xin đưa ra một số ví dụ về trường từ vựng như sau:

Trong trường từ vựng về “con người” sẽ bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn như là: Người nói chung, các bộ phận của con người, tính cách con người, trạng thái của con người,… Mỗi trường từ vựng trên đây sẽ lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn nữa. Ví dụ như: Hoạt động của người sẽ lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn như:

  • Các hoạt động sử dụng trí tuệ: Nghĩ, suy nghĩ, phân tích, phán đoán, tổng hợp,…
  • Hoạt động của các giác quan: Nhìn, nghe, trông, nếm, sờ, ngửi, hít,…
  • Hoạt động của bàn tay: Cầm, nắm, bắt, viết, uốn,…

Trong trường từ vựng về “các loài động vật” lại bao gồm các trường từ vựng nhỏ như: Động vật trên cạn (bờ), động vật ở dưới nước. Trong đó trường từ vựng trên đây sẽ lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ các động vật trên cạn có các trường nhỏ hơn là:

  • Động vật sống trên cạn đẻ trứng: Gà, vịt, ngỗng, ngan, rắn,..
  • Động vật sống trên cạn đẻ con: Hổ, báo, bò, sư tử, trâu, chó, mèo,…
trường từ vựng là gì
Trường từ vựng về bộ phận cơ thể con người sẽ có chung 1 nét nghĩa

Những đặc điểm nổi bật của trường từ vựng là gì?

Thông qua các ví dụ nói trên, ta có thể dễ dàng thấy một số đặc điểm của trường từ vựng như sau:

– Một vài trường từ vựng đặc biệt có thể sẽ bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn nữa.

Ví dụ: Trong trường từ vựng về “các loài thực vật” sẽ bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn như là:

  • Tên gọi của các loài thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây phượng, cây cảnh, cây thông, …
  • Tên loài thực vật: Cây lá kim, cây tầng thấp, cây lá nhọn, cây bụi,..
  • Tên gọi các bộ phận của cây: Lá, thân, rễ, hoa, quả, cành, nhánh,…
  • Tính chất của cây: Tươi tốt, héo úa, bạt ngàn, xanh ngát,…

– Một từ hoàn toàn có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng đối với các từ có nhiều nghĩa. Ví dụ: Từ “Lưới” có thể xuất hiện ở trong nhiều trường từ vựng khác nhau như:

  • Trường từ vựng đồ dùng để bắt cá: Vó, chài, lưới,…
  • Trường dụng cụ, máy móc bắt cá: Rào lưới bằng sắt, túi lưới, mạng lưới điện,…
  • Trường tấn công: Đá thủng lưới, lưới dò thám, lưới phục kích,…

Hay từ “cá” cũng có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như là:

  •  Chỉ tên của các loài: Cá chép, cá rô, cá vàng,…
  • Hoạt động: Cá độ, cá cược,..

– Một trường từ vựng có thể sẽ bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại chứ không nhất thiết phải cùng chung từ loại.

– Việc chuyển nghĩa của từ bằng các cách ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh là hiện tượng chuyển các trường từ vựng từ sự chỉ sự vật, hiện tượng này sang các từ vựng chỉ sự vật hiện tượng khác.

Phân loại các trường từ vựng phổ biến

Xuất phát từ mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa thì trường từ vựng sẽ được phân loại như sau:

Trường tuyến tính 

Đây là trường sẽ tập hợp các từ vựng nằm trên một trục tuyến tính và chúng có khả năng kết hợp với một từ hoặc nhiều từ khác cũng tại trục đó. Để xác lập được các trường tuyến tính, ta cần chọn một từ làm gốc rồi bắt đầu tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó để tạo thành một chuỗi tuyến tính (cụm từ hoặc câu).

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm”  sẽ bao gồm bài tập, làm công an, giáo viên, bác sĩ, làm giám đốc,…

Trường trực tuyến

Trường này sẽ bao gồm trường từ vựng biểu vật và các trường từ vựng biểu niệm. Trong đó:

– Trường biểu vật là tập hợp của những từ đồng nghĩa về mặt ý nghĩa biểu thị vật. Để xác lập được trường nghĩa biểu vật, ta cần chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó mới thu thập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ đã được chọn làm gốc trước đó.

cá
Trường từ vựng trực tuyến của “cá” vô cùng đa dạng

Ví dụ: Chẳng hạn, chúng ta chọn từ “cá” làm danh từ để biểu thị sự vật làm gốc. Ta sẽ có được các trường từ vựng cụ thể như sau:

  • Tên gọi của các loài cá: Cá chép, cá trê, cá vàng, cá trắm, cá rô phi, cá cờ,…
  • Tên các bộ phận trên cơ thể cá: Đầu, vảy, mắt, vây, đuôi, mang..
  • Hình dáng, kích thước của cá: To, nhỏ, bé, vừa phải,…
  • Mục đích sử dụng cá: Chọn làm giống, cảnh, thực phẩm,…

Trường biểu niệm

Trường này sẽ là tập hợp của các từ có chung nghĩa biểu niệm. Để xác lập được trường nghĩa biểu niệm, ta cần chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó để thu thập các từ có chung cấu trúc với biểu niệm gốc đó.

Trường liên tưởng 

Đây là trường hệ thống có các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng linh hoạt với một từ ở vị trí trung tâm nào đó. Để xác lập thành công trường liên tưởng, ta cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm thêm những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng về “gia đình” sẽ bao gồm:

  • Liên tưởng các mối quan hệ trong gia đình: Ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, cô, dì, chú, bác,..
  • Liên tưởng về các hoạt động diễn ra trong nhà: Dạy bảo, chăm sóc, nuôi dưỡng, hướng dẫn,…
  • Liên tưởng về những địa điểm: Phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, phòng thờ, sân thượng,…
  • Liên tưởng các về tính chất: Đùm bọc, yêu thương, bảo vệ, bao dung, hy sinh,…

Tìm hiểu từ vựng tiếng Anh về môi trường

Một số danh từ về môi trường

  • Environment: Môi trường ở xung quanh con người
  • Acid rain: Cơn mưa có chứa a xít
  • Atmosphere: Bầu không khí hoặc khí quyển
  • Biodiversity: Sự đa dạng về mặt sinh học
  • Catastrophe: Thảm họa thiên nhiên
  • Climate: Thời tiết, khí hậu
  • Climate change: Hiện tượng thay đổi khí hậu
  • Creature: Các sinh vật sống
  • Destruction: Sự tàn phá, sự phá hủy nặng nề
  • Desertification: Quá trình sa mạc hóa

Một số động từ về chủ đề môi trường

  • Destroy: Phá hủy, phá nát
  • Die out: Chết dần, chết mòn
  • Disappear: Sự biến mất
  • Dry up: Khô cằn, khô cạn
  • Emit: Bốc ra, bốc lên
  • Erode: Xói mòn, ăn mòn
trường từ vựng là gì
Tìm hiểu về những từ vựng tiếng Anh thông dụng về môi trường
  • Leak: Rò rỉ, thoát ra
  • Threaten: Đe dọa, tấn công
  • Pollute: Làm cho ô nhiễm
  • Protect: Sự bảo vệ
  • Purify: Sự thanh lọc
  • Recycle: Tái chế (nilon, thuỷ tinh,…)
  • Reuse: Tái sử dụng
  • Conserve: Sự bảo tồn
  • Clean: Dọn dẹp, vệ sinh

>>> Bài viết tham khảo: Low key là gì? Thế nào là một “lowkey boy”?

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bạn học sinh có thể dễ dàng hơn khi soạn bài trường từ vựng. Từ đó, rút ra được cho mình những kinh nghiệm khi làm bài tập về kiến thức này.