Trong tâm linh, chúng ta thường được nghe người ta nhắc tới từ vía. Vậy vía là gì? Có phải vía của ai cũng giống nhau? Xin vía, nặng vía, nhả vía,… có nghĩa như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau đây để nhận được câu trả lời chi tiết bạn nhé!
Nội dung chính
Vía là gì trong tâm linh, đạo Phật?
Theo tâm linh, vía là một phần tinh thần của con người, tồn tại được là nhờ thể xác. Bởi vậy, khi một người c.h.ế.t đ.i, vía của người đó cũng chỉ tồn tại thêm một thời gian ngắn, rồi sau đó “tan theo mây khói”. Nhờ năng lượng từ vía mà chúng ta mới có thể sống một cách vui tươi, khỏe mạnh.
Trong Phật giáo, vía là từ được nhắc đến khá nhiều. Đây là một dạng tinh thần, ý thức nhưng nó thiên về phần thô nhiều hơn so với hồn, tương đương với “mạt” và “na thức”.
Ai trong chúng ta cũng đều có vía, nhưng số lượng vía hay sự nặng, nhẹ của vía sẽ không giống nhau. Cụ thể, nam giới sẽ có tổng cộng 3 hồn, 7 vía còn nữ giới lại có nhiều vía hơn: 3 hồn, 9 vía.
Xin vía là gì mà người ta hay nói?
Xin vía là hành động mà mọi người thường sử dụng để hy vọng mình cũng đạt được kết quả tốt như người khác. Đó có thể là kết quả trong công việc, học tập hay trong tình yêu.
Ví dụ: Khi một bạn đỗ đại học điểm cao thì các em khóa dưới sẽ có hành động xin vía người này với mong muốn được “thơm lây”, sau này cũng sẽ có thêm may mắn để đạt điểm cao như vậy. Nói chung, hành động xin vía thường nghiêng về sự hy vọng và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.
Bạn có thắc mắc: Xin vía là gì trên Facebook không? Thực ra, trên mạng xã hội này, hành động xin vía cũng không khác gì so với ngoài đời thực cả. Chúng ta sẽ hay bắt gặp “xin vía” ở trong các hội nhóm như: Hội bà bầu, hội yêu thích sắc đẹp, hội ôn thi tiếng Anh,…
Khi một người đăng bài viết để khoe “chiến tích” của mình thì mọi người cũng sẽ vào chung vui, chúc mừng và “xin vía”.
Có thật sự xin được vía không?
Xin vía có được hay không thì thực sự rất khó nói. Bởi đây là một yếu tố tâm linh, vốn mơ hồ, khó giải thích. Có thể người này xin vía thành công nhưng người khác thì lại không được như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn có niềm tin vào tâm linh thì vẫn có thể thử vài lần.
Điều quan trọng để xin vía thành công đó là người xin phải có sự thành tâm, không được gian dối hay có ý đồ bất chính. Ngoài việc thành thật khi xin vía ra thì chính người đó cũng phải nỗ lực không ngừng thì mới có thể đạt được những gì như kỳ vọng.
Làm sao để xin vía ứng nghiệm?
Dưới đây, thegioimay.org sẽ chia sẻ với bạn cách để xin vía Thần Tài hiệu quả, giúp cho việc kinh doanh của bạn khởi sắc hơn:
- Vào thời gian buổi sáng hoặc chiều tối hàng ngày, bạn thắp hương cúng Thần Tài. Hãy nhớ sử dụng 5 nén nhang cho mỗi lần cúng nhé.
- Vệ sinh thật sạch sẽ bàn thờ Thần Tài: Theo đó, bạn nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ gia tiên và bàn thờ Thần Tài mỗi tháng một lần. Ngoài ra, nếu có điều kiện thì hãy tắm cho tượng Thần Tài vào ngày 14 Âm lịch hàng tháng bằng hỗn hợp rượu + nước hoặc nước đun lá bưởi. Lưu ý: Bạn sử dụng khăn mới hoặc khăn sạch để lau bàn thờ, tuyệt đối không sử dụng khăn bẩn.
- Khi đốt vàng mã xong, bạn sử dụng hỗn hợp nước + rượu để vẩy từ bên ngoài vào trong. Điều này sẽ giúp tài lộc tràn vào ngôi nhà của bạn.
- Sau khi thắp hương xong xuôi thì mới hạ lễ và các thành viên trong gia đình mới được ăn những loại bánh trái.
- Nên trông chừng chó mèo, thú nuôi cẩn thận, không để chúng phá hoại hay trèo lên nằm ở bàn thờ Thần Tài vì việc này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tình hình kinh doanh của bạn.
Một số khái niệm khác liên quan tới vía
Qua phần tìm hiểu bên trên, chúng ta đã biết xin vía là gì. Vậy còn những khái niệm nào khác liên quan tới vía hay không? Hãy cùng thegioimay.org theo dõi kỹ phần dưới đây nhé!
Nặng vía, nhẹ vía là gì? Cách phân biệt
Nặng vía hay nhẹ vía là cách nói dùng để chỉ loại vía của từng người.
*Nếu bạn là người nặng vía thì sẽ có phần dương nhiều hơn phần âm. Và bạn cũng sẽ sở hữu các dấu hiệu sau đây:
- Ít khi tin vào tâm linh, ma quỷ mà thường tin vào những gì thấy được, sờ được (Tức là nghiêng về chủ nghĩa duy vật nhiều hơn).
- Không bao giờ nhìn thấy cõi âm, người âm hay hiện tượng siêu nhiên nào.
- Những người này thường có tinh thần khá vững vàng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường xung quanh.
- Tuy nhiên vì vía nặng nên người này nếu mở hàng sáng sớm cho hàng quán nào đó thì sẽ khiến chủ quán ế ẩm, chỉ ngồi “xua ruồi” và phải “đốt vía” để hóa giải.
- Vì sở hữu vía nặng và khá xấu nên nếu họ đi thăm bà bầu mới sinh thì sẽ khiến em bé khóc thét lên, nhất là vào ban đêm (Người ta gọi là khóc dạ đề).
- Thường gặp khó khăn, trắc trở trong cuộc sống, ít được người đời giúp đỡ, chủ yếu họ sẽ phải “tự lực cánh sinh”.
*Nếu bạn là người nhẹ vía thì sẽ có phần âm nặng hơn phần dương và có những đặc điểm sau đây:
- Hay tin vào tâm linh, chuyện huyền bí vì họ đã từng có lần gặp m.a q.u.ỷ.
- Họ dễ bị linh hồn của người đã khuất nhập vào, nhất là vào buổi tối, sau 6 giờ chiều.
- Người này thường dễ có tinh thần yếu đuối, không hành sự quyết đoán mà hay do dự.
- Cơ thể dễ bị lạnh, đặc biệt là hay nổi da gà, sởn gai ốc.
- Tuy nhiên, người nhẹ vía thường gặp may mắn trong cuộc sống, được người đời giúp đỡ vượt qua khó khăn.
- Có duyên mở hàng, mỗi lần giúp cửa hàng nào đó khai trương thì khách hàng sẽ ra vào nườm nượp.
- Không bị chủ quán ghét bỏ, hay bị “đốt vía”.
Nhả vía là gì? Ai là người nhả vía?
Nhả vía chính là hành động trái ngược với xin vía. Nó xuất phát từ người được người khác xin vía.
Ví dụ: Bạn A là người được bạn B xin vía vì mới thi được chứng chỉ Toeic với số điểm khá cao: 850.
Khi đó, A sẽ là người thực hiện nhả vía. Còn B là người xin vía.
Sợ mất vía là sao?
Mất vía là từ được sử dụng để miêu tả trạng thái của một người khi bị ai đó dọa hoặc gặp phải chuyện gì đó bất ngờ mà không kịp trở tay hay phản ứng. Người ta thường gọi nỗi sợ này là: Sợ “kinh hồn bạt vía” hay sợ đến mất cả vía.
Trộm vía ở trẻ sơ sinh là gì?
Trộm vía là từ dùng để chỉ hành vi của người miền Bắc khi khen một đứa trẻ bụ bẫm, đáng yêu mà không muốn kinh động tới vía của đứa trẻ ấy. Từ này thường đặt ở đầu câu để tránh mang lại điềm gở hay phản tác dụng của lời khen.
Ví dụ: Thay vì nói: “Bé đáng yêu ghê” thì bạn nên nói rằng “Trộm vía bé đáng yêu quá”.
Xem thêm:
Phải vía là gì? Có đáng sợ không?
Phải vía là từ dùng để chỉ những đứa trẻ đang yên, đang lành, đang ngoan ngoãn bỗng dưng lại thay đổi tâm tính, trở nên dễ cáu gắt, quấy khóc mà không rõ nguyên nhân. Cho dù bố mẹ có làm thế nào thì bé cũng không chịu nín khóc.
Lý do có thể là bé đã bị nhiễm phải năng lượng xấu sau khi đi chơi đêm hoặc được ai đó nặng vía bế.
Để tránh việc bé bị phải vía thì ba mẹ có thể tham khảo một số cách như:
- Đốt giấy phải vía: Đây là cách phổ biến để loại bỏ phải vía theo kinh nghiệm dân gian. Bạn thực hiện bằng cách: Để một người bế bé, một người cầm tờ giấy đang cháy đi xung quanh bé. Bài khấn đốt vía sẽ là: “Ba hồn bảy vía, bảy vía ba hồn, vía lành thì ở, vía dữ thì đi”. Cứ như vậy, tình trạng quấy khóc của bé sẽ dừng lại.
- Đốt hạt bồ kết xông phòng khoảng 5 phút rồi mới bế bé vào.
- Treo một nhánh tỏi ở cửa ra vào hoặc đầu giường để xua đi tà ma, năng lượng xấu.
- Treo cành dâu ở trước cửa hoặc sử dụng cành dâu vụt thật mạnh vào không khí gần chỗ bé nằm. Cành dâu có khả năng xua đi tà mà nên sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.
- Đặt dao kéo ở đầu giường: Vật kim loại sẽ giúp bé hạn chế gặp phải ác mộng hay sợ hãi. Nhưng bạn hãy nhớ bọc kín đầu dao kéo cẩn thận trước khi đặt đầu giường để tránh gây tổn thương tới bé.
Lời kết
Qua bài viết trên đây, thegioimay.org hy vọng bạn đã hiểu rõ xin vía là gì và các khái niệm khác liên quan. Có thể thấy, vía là khái niệm mang đậm nét văn hóa tâm linh của Việt Nam nói riêng và của phương Đông nói chung. Để theo dõi nhiều bài viết thú vị về chủ đề này, bạn đừng quên truy cập website thường xuyên nhé!