Vô duyên là gì? Biểu hiện của người vô duyên dễ nhận thấy

0
Ăn nói vô duyên là gì? 
Ăn nói vô duyên là gì? 
Vô duyên là gì? Biểu hiện của người vô duyên dễ nhận thấy
5 (100%) 1 vote

Bạn có thắc mắc: Vô duyên là gì mà người ta lại hay sử dụng từ này để chỉ những người có lời ăn, tiếng nói không được đẹp, chuẩn mực không? Hãy cùng thegioimay.org tìm hiểu chi tiết ý nghĩa của nó qua bài viết sau, bạn nhé!

Tìm hiểu vô duyên là gì?

Ăn nói vô duyên là gì? 
Ăn nói vô duyên là gì?

“Vô duyên” là một từ ngữ Hán Việt, trong đó “vô” chỉ không, hư không, còn “duyên” chỉ nhân duyên, mối quan hệ gắn bó giữa con người với con người. Như vậy, vô duyên là từ được dùng cho những cô gái hay chàng trai không có duyên số tốt, cứ mãi lận đận, chưa tìm được người có thể gắn bó đến hết cuộc đời.

Tuy nhiên, nghĩa thường gặp nhất của từ “vô duyên” là để mô tả một người quá mức vô tư, không nghĩ ngợi gì mà có những hành động vô tình gây khó xử, khó khăn cho người khác. Vì thế, người này thường không được mọi người ưa thích, vừa lòng.

Vô duyên là gì trong tiếng Anh, tiếng Trung?

Nếu như bạn đang học một ngoại ngữ thì chắc hẳn bạn cũng đang tò mò “vô duyên được viết như thế nào” để sử dụng từ đó chỉ “tận mặt” những người ăn nói quá mức vô tư đúng không?

Trong tiếng Anh, vô duyên được viết là uncomely, cách phát âm của từ này là: /ˈʌn.kʌm.li/. Đây là một từ được sử dụng khá thường xuyên trong giao tiếp, dùng để chỉ những người hay tọc mạch, ăn nói không kiêng dè người khác.

Còn trong tiếng Trung, vô duyên được viết bằng 口无遮拦. Phiên âm của nó là: Kǒu wú zhēlán. Từ này được dùng để chỉ những người ăn nói tùy tiện, không biết điểm dừng và đặc biệt là rất hay thích “tám chuyện” sau lưng người khác.

Vì sao người ta vô duyên?

Có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta rất dễ bắt gặp người vô duyên. Vậy nguyên nhân khiến một người trở nên vô duyên là gì? Đó chính là thiếu sự tự nhận thức bản thân và quan tâm tới người khác.

Thay vì tự suy ngẫm, xem xét lại hành vi của mình xem có đúng mực hay không thì người vô duyên thường bỏ qua bước này. Họ chỉ hành động theo bản năng và những gì họ cho là đúng mà không hề quan tâm tới cảm xúc của người khác. Các chuẩn mực về giao tiếp, hành xử xã hội cũng là “vô hình” đối với họ.

Về bản chất thì những người này có thể không xấu nhưng những hành vi mà họ thực hiện có thể vô tình hay gián tiếp ảnh hưởng tới người khác. Vì thế, họ cũng không nhận được sự ưa thích, quý mến nào đến từ mọi người.

Đôi khi, những người vô duyên lại không biết chính những hành vi của họ là vô duyên nếu không được ai đó nhắc nhở. Cứ như vậy, lần sau lại nối tiếp lần trước, dần dà, từ một hành động mà họ trở thành người bị gắn mác là vô duyên.

Biểu hiện rõ mồn một của người vô duyên

Nếu như định nghĩa trên chưa đủ để giúp bạn hình dung ra một người vô duyên là thế nào thì hãy theo dõi phần dưới đây. Sau khi đọc xong các biểu hiện bạn sẽ thấy đặc điểm của người vô duyên hiện ra “rõ như mặt trời ban trưa”.

Thích hỏi những câu riêng tư

Người vô duyên là gì? Đó là người thích hỏi chuyện riêng tư của người khác
Người vô duyên là gì? Đó là người thích hỏi chuyện riêng tư của người khác

Đây chính là một trong những biểu hiện nổi bật nhất của người vô duyên. Những người này có thói quen tọc mạch, tò mò muốn biết chuyện riêng tư của người khác, kể cả khi người đối diện không muốn nói ra.

Ví dụ, họ thường xuyên phạm phải những “điều cấm kỵ” trong giao tiếp xã giao như: 

  • Hỏi về tuổi tác của phụ nữ dù biết người đối diện lớn tuổi.
  • Hỏi mức lương, thu nhập của người đối diện trong khi họ không hề thân thiết.
  • Hỏi xem đối phương bao giờ mới kết hôn
  • Hỏi về ngoại hình của người đối diện dù biết họ không thoải mái về điều này.

Một số mẫu câu “kinh điển” mà bạn có thể gặp mỗi khi gặp phải “bà hàng xóm” vô duyên là:

  • Bao giờ cháu lấy chồng cho bác ăn cỗ?
  • Xinh thế này mà chưa có người yêu à, hay là kén quá thế cháu?
  • Lương thưởng sao? Có cao không cháu? Nhà bác anh A, B, C,… nó được cả lương cả thưởng Tết là 100 triệu đấy.
  • Cháu chuẩn bị mua nhà chưa? Cứ ở mãi với bố mẹ thế này à?
  • Sao dạo này cháu béo thế? Lên cân à?

Bỏ rơi người đi cùng trong cuộc trò chuyện

Người vô duyên vô tình bỏ rơi bạn bè của mình mà không biết
Người vô duyên vô tình bỏ rơi bạn bè của mình mà không biết

Bên cạnh các “bà hàng xóm”, “bà tám” đã làm nên thương hiệu của sự vô duyên thì một vài bạn trẻ cũng mắc phải đặc điểm này mà đôi khi không nhận ra, đó là: Bỏ rơi người khác trong một cuộc trò chuyện.

Ví dụ: Một đám bạn 3 người đang nói chuyện với nhau thì bỗng dưng người vô duyên chuyển đổi chủ đề mà chỉ có 2 trong số 3 người biết. Vậy là người còn lại sẽ ngồi một mình thơ thẩn, bị “ra rìa” một cách không thương tiếc.

Hay giả sử trong trường hợp, bạn đi cùng với một người bạn tới một sự kiện. Sau đó, bạn vô tình gặp lại anh chị khóa trên rồi bị cuốn vào cuộc trò chuyện. Bạn đã bỏ rơi người bạn của mình mà “quên” không giới thiệu, để người bạn đó cảm thấy khó xử, bơ vơ. Lúc này, bạn đã thành một người vô duyên rồi đấy.

Nhắc đi nhắc lại chuyện buồn của người khác

Người vô duyên vì không quan tâm tới cảm xúc của người khác nên đôi khi chuyện buồn của người đối diện cũng bị họ lôi ra nói. Đơn giản là vì họ thích hoặc hứng thú với chuyện đó. Người vô duyên sẽ không quan tâm người kia buồn bã, khó chịu ra sao mà cứ “thao thao bất tuyệt”, vô tư quá mức. 

Bởi vậy, chẳng có gì là khó hiểu nếu người vô duyên thường xuyên bị người khác ghét bỏ, muốn tránh xa.

Lấy khuyết điểm của người khác ra làm trò hề

Người vô duyên không kiêng dè gì với khuyết điểm của người khác
Người vô duyên không kiêng dè gì với khuyết điểm của người khác

Cũng giống như trường hợp trên, người vô duyên chẳng quan tâm tới ai ngoài họ, ngoài cái thú vui của họ. Bất kể điều gì làm cho họ vui lên thì họ đều không bỏ qua.

Ví dụ: Khi gặp những người bán hàng rong, bán kẹo cao su phải mưu sinh vất vả, người vô duyên không những không cảm thông mà còn tỏ thái độ khinh thường, cười cợt họ.

Hay một người có tật nói lắp khiến bạn đó vô cùng mất tự tin. Người vô duyên sẽ nhại lại hoặc xoáy sâu vào câu hỏi: Tại sao lại bị nói lắp? Có phải ông bà, bố mẹ nạn nhân cũng bị thế không? Rồi cười phá lên, lấy đó làm điều vui thích.

Luật nhân – quả không chừa một ai, chẳng sớm thì muộn, người vô duyên cũng sẽ phải gánh hậu quả của những việc mà họ làm. Nếu như không nhận thức được hành vi của mình thì quả thực, ranh giới giữa vô duyên và khẩu nghiệp là rất mong manh.

Xem thêm:  Khẩu nghiệp là gì? Quả báo thường gặp của khẩu nghiệp là gì?

Tự do ngắt lời của người khác

Việc tự do ngắt lời của người khác cũng được xem là một hành vi vô duyên bởi bất cứ ai cũng đều có nhu cầu được tôn trọng. Nếu chúng ta không muốn tiếp thu hay tán đồng với ý kiến của người khác thì ít nhất, cũng nên để họ nói hết câu. Có tôn trọng người khác thì mới mong nhận được sự tôn trọng của người khác với mình.

Vượt lên trước trong khi xếp hàng

Người vượt lên trước khi xếp hàng là người vô duyên
Người vượt lên trước khi xếp hàng là người vô duyên

Khi xếp hàng, chắc hẳn bạn có không ít lần cảm thấy khó chịu khi một người nào đó từ hàng dưới chen lấn, xô đẩy để giành chỗ lên trên. Đó chính là biểu hiện rõ ràng của một người không chỉ vô duyên mà còn vô văn hóa. 

Văn hóa xếp hàng là một văn hóa cần được xây dựng và lan tỏa trong xã hội. Nhưng những người vô duyên đó chỉ quan tâm tới nhu cầu của chính mình mà bỏ qua người khác. Họ biết rằng họ đang vội nhưng liệu rằng, những người bị họ vượt qua đó có đang vội hay không?

Thường xuyên làm người khác cụt hứng

Người vô duyên vì không ý thức được hành vi của mình nên họ thường xuyên làm người khác phải mất hứng. Điển hình như việc người vô duyên hay có hành vi “chặn họng” đối phương trong khi người đối diện đang chia sẻ về một vấn đề nào đó rất nhiệt tình, khí thế. 

Họ sẽ nói những câu thể hiện rằng mình biết tuốt như: “Tôi biết rồi”, “Cái này tôi đã nghe qua rồi. Bây giờ anh/chị mới biết à?”, “Xời! Chuyện từ đời nào rồi mà giờ mới biết”. Các câu nói này chắc chắn sẽ có độ sát thương rất cao và khiến người khác phải “nín bặt”.

Không ứng xử văn minh ở nơi công cộng

Ở nơi công cộng, người vô duyên sẽ rất vô tư, chỉ làm những điều họ thích mà không cần chú ý tới quy tắc nào. Ví dụ, trong rạp chiếu phim thì người gác chân vào ghế của người ngồi đằng trước rồi rung chân bần bật sẽ được gọi là người vô duyên.

Hay giữa quán cà phê đông người, người vô duyên thường nói chuyện rất to, cười lớn. Đặc biệt họ còn có sở thích dùng loa ngoài khi nói chuyện điện thoại. Điều này gây không ít phiền toái cho mọi người xung quanh.

Đánh giá người khác qua ngoại hình

Người vô duyên sẽ đánh giá người khác qua ngoại hình
Người vô duyên sẽ đánh giá người khác qua ngoại hình

Những người vô duyên rất vô tư mà đánh giá người khác, thậm chí là còn nói to để cho “toàn dân thiên hạ” biết tới. Qua vẻ bề ngoài của người khác là họ đã có thể đánh giá vì họ tự tin vào thuật “xem tướng” của mình.

Ví dụ: Nhân viên bán hàng có sự phân biệt đối xử với bất cứ ai khi đến thăm cửa hàng. Nếu người ghé qua có vẻ ngoài lịch sự, biểu hiện của sự “nhiều tiền” thì nhân viên này sẽ đon đả mời chào. Còn nếu người ghé qua cửa hàng ăn mặc đơn giản thì người vô duyên sẽ có ý nghĩ: “Có tiền không mà đòi mua?” và sẽ đuổi khéo người ghé thăm để đỡ mất thời gian.

Không biết giữ ý tứ

Việc không viết giữ ý tứ cũng là biểu hiện nổi bật của người vô duyên. Dưới đây là một vài trường hợp điển hình:

  • Mượn xe người khác xong, đi hết xăng nhưng không bao giờ chịu bơm xăng.
  • Người khác cho xem ảnh trong điện thoại thì người vô duyên cố tình lướt qua để xem toàn bộ ảnh riêng tư của người đối diện.
  • Đặt hàng online nhưng không muốn đến nơi gần nhất lấy hàng mà bắt shipper giao tận cửa nhà.
  • Khi nói chuyện thường vô thức chỉ tay vào mặt người khác.
  • Tới nhà người khác dùng bữa nhưng khi ăn xong chỉ “xách dép ra về” mà không phụ người ta dọn dẹp.
  • Tới nhà chơi nhưng không quan sát mà đi cả giày/dép vào nhà.
  • Sau khi nhờ người khác làm việc gì đó, không những không cảm ơn mà còn chê bai kết quả nếu không được tốt.
  • Thường xuyên nhìn vào màn hình máy tính, màn hình điện thoại của người khác mà chưa được sự cho phép.

Làm gì để “bớt” vô duyên?

Cách để bớt vô duyên là gì?
Cách để bớt vô duyên là gì?

Nếu như bạn có lỡ sở hữu một vài biểu hiện ở trên mà trở thành kẻ vô duyên thì cũng không sao cả. Quan trọng là chúng ta cần biết khắc phục điểm yếu của mình.

Ở phần nguyên nhân dẫn tới vô duyên là gì, thegioimay.org đã nêu ra 2 nguyên nhân chính là: Thiếu sự tự ý thức về bản thân và thiếu sự quan tâm người khác. Vì vậy, nếu muốn giảm bớt hay khắc phục hoàn toàn cái vô duyên thì bạn cần phải tập trung vào 2 nguyên nhân đó.

Để gia tăng sự nhận thức về bản thân, bạn nên thường xuyên nhìn lại những hành vi, lời ăn tiếng nói của mình xem chúng có phù hợp với hoàn cảnh hay không. 

Đặc biệt, hãy thận trọng và dành nhiều thời gian hơn trước khi đưa ra một quyết định, lời nói hay hành động nào đó. Học cách sống chậm, không vội vã, “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” chính là chìa khóa để bạn kìm hãm đi sự vô duyên, vô tư của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ tới sự giúp đỡ của người khác mỗi khi bạn nổi hứng vô duyên mà không kiểm soát. Lúc ấy, mọi người xung quanh sẽ nhắc nhở bạn để bạn điều chỉnh lại hành vi, “bớt bớt” lại.

Còn để quan tâm tới cảm xúc của người khác hơn, gia tăng EQ, có cách ứng xử “thấu tình đạt lý” thì bạn nên rèn cho mình một óc quan sát thật tốt. Khi bạn nhìn nhận được toàn cảnh, biết rõ người mà bạn nói chuyện có tính cách ra sao, có vấn đề gì, mong muốn của họ là gì,… thì chắc chắn lúc đó, bạn sẽ điều chỉnh lời ăn tiếng nói của mình tốt hơn.

Đôi khi bạn cũng nên đặt bản thân mình vào người khác để biết họ có cảm xúc thế nào. Từ đó, tránh làm ra những việc làm họ tổn thương hay khó chịu.

Lời kết

Vừa rồi, bạn đã cùng với thegioimay.org tìm hiểu vô duyên là gì và bức chân dung của người vô duyên là như thế nào? Có nhiều người vô duyên nhưng bản chất của họ không xấu. Vì vậy, nếu như bạn có người quen, bạn bè là người vô duyên thì hãy ân cần nhắc nhở để họ có sự ý thức về bản thân hơn. Đừng quên theo dõi website thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết mới thú vị hơn bạn nhé!