AWS là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên chọn AWS là giải pháp điện toán đám mây? Để tìm hiểu về bí kíp thành công của AWS, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật về AWS trong bài viết dưới đây.
AWS là gì?
AWS (viết tắt của Amazon Web Services) là một hệ thống các dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp các giải pháp về: Computing power, storage, databases, developer tools, networking, analytics, security, virtualization,…thị phần của aws còn lớn hơn thị phần của 4 đối thủ kế tiếp là Google, Microsoft, IBM và Alibaba cộng lại.
Amazon Web Services là nền tảng dịch vụ điện toán đám mây mang đến khả năng lưu trữ cơ sở dữ liệu, tính toán, phân phối nội dung và các chức năng khác nhằm giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển.
>>> Bài viết tham khảo: Mạng LTE là gì? Sự khác nhau giữa mạng 4G vs mạng LTE
Công nghệ điện toán đám mây là gì?
Như nhiều người đã biết, thuật ngữ “Điện toán đám mây” (Cloud Computing) chỉ mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng lưới Internet.
Điện toán đám mây lưu trữ thông tin thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, gồm máy tính cá nhân, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, trung tâm giải trí,…
Dịch vụ cloud (điện toán đám mây) cung cấp công nghệ hiện đại cho các công ty thuê, phục vụ qua kết nối Internet và chỉ phải trả phí cho những gì họ sử dụng.
Có rất nhiều dịch vụ gọi chung là “điện toán đám mây” ngày nay nhưng chủ yếu có 2 loại: PaaS (Platform-as-a-Service) và IaaS (Infrastructure-as-a-Service).
- IaaS là dịch vụ các doanh nghiệp thuê như máy chủ hay dung lượng lưu trữ.
- PaaS là dịch vụ các doanh nghiệp sẽ viết ứng dụng hoạt động trên cloud
Ngoài ra, có một loại dịch vụ nữa là SaaS (Software-as-a-Service) cho phép các doanh nghiệp thuê trực tiếp ứng dụng, truy cập qua Internet như Microsoft Office 365 hay Salesforce, gọi chung là public cloud (đám mây công cộng).
Lợi ích của điện toán đám mây
* Nhanh chóng
Đám mây cho phép bạn dễ dàng tiếp cận, triển khai nhiều dịch vụ công nghệ để bạn có thể đổi mới nhanh và phát triển gần như mọi thứ mà bạn tưởng tượng.
* Quy mô linh hoạt
Với điện toán đám mây, bạn không phải cung cấp quá nhiều tài nguyên để xử lý các hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai.
* Tiết kiệm chi phí
Nền tảng đám mây cho phép bạn thay chi phí vốn bằng chi phí biến đổi và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên CNTT mà bạn sử dụng và chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí tự trang trải.
* Triển khai trên toàn cầu chỉ trong vài phút
Với điện toán đám mây, bạn có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên toàn cầu trong vài phút, bằng vài cú nhấp chuột.
Các loại điện toán đám mây
Có 3 loại điện toán đám mây chính bao gồm Nền tảng dưới dạng Dịch vụ, Cơ sở hạ tầng dưới dạng Dịch vụ và Phần mềm dưới dạng Dịch vụ.
* Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ (IaaS)
IaaS chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT, cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính và không gian lưu trữ dữ liệu. IaaS đem đến cho bạn mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất.
* Nền tảng dạng dịch vụ (PaaS)
PaaS giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức và cho phép tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình mà không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm hay vá lỗi ứng dụng.
* Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)
SaaS cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được vận hành và quản lý. SaaS là ứng dụng dành cho người dùng cuối giúp bạn không cần phải nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm.
Dịch vụ của AWS là gì?
Amazon Web Services (AWS) là nền tảng điện toán đám mây toàn diện được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp hơn 165 dịch vụ tính năng đầy đủ từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng, trở nên linh hoạt hơn và giảm chi phí.
Dưới đây là các dịch vụ chính mà AWS (Amazon Web Services) cung cấp:
- Compute: Tính toán
- Storage: Lưu trữ
- Networking & Content Delivery: Phân phối mạng và nội dung
- Management Tools: Quản lý
- Developer Tools: Phát triển
- Analysis: Phân tích
- Customer Engagement: Cam kết khách hàng
- Application Integration: Tích hợp ứng dụng
- Business Productivity: Năng suất nghiệp vụ
- Công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
- Machine Learning: Học máy
- Desktop & App Streaming: Ứng dụng máy tính và Streaming
Mỗi dịch vụ trên lại phân ra các dịch vụ nhỏ hơn, tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ:
- Dịch vụ máy chủ đám mây Amazon EC2
- Dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản Amazon Simple Storage Service – S3, lưu trữ theo file (Amazon Elastic File System – EFS), lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS)
- Dịch vụ cân bằng tải Amazon Elastic Load Balancing
Các ưu điểm của AWS là gì?
Nền tảng AWS đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu sử dụng
Hơn 60 dịch vụ sẵn sàng chỉ sau một vài thao tác với AWS, từ lưu trữ dữ liệu tới những công cụ triển khai, thư mục để phân phối nội dung,… được cung cấp nhanh chóng, không mất chi phí vốn trả trước, cho phép các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.
Tính bảo mật mạnh mẽ hơn nền tảng máy chủ vật lý
Tính bảo mật chuyên sâu của AWS trong đám mây được công nhận là tốt hơn so với nền tảng máy chủ vật lý, góp phần tạo ra một cách quản lý cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp an toàn hơn.
Tầm nhìn sâu rộng về tuân thủ và quản lý
Với Amazon Web Services, những tính năng Kiểm soát, kiểm tra và quản lý định danh, cấu hình và cách sử dụng được tích hợp sẵn trong nền tảng giúp bạn đáp ứng các yêu cầu về quản lý và luật định của mình.
Tính năng tích hợp
Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chưa rõ AWS là gì và AWS có ứng dụng cũng như tác dụng như thế nào cho doanh nghiệp. Các tính năng chuyên sâu, kết nối riêng biệt, liên kết danh tính và các công cụ tích hợp cho phép doanh nghiệp chạy các ứng dụng “lai” trên dịch vụ tại chỗ và đám mây, vô cùng hữu ích cho doanh nghiệp.
Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu
AWS lan truyền các dịch vụ của mình trên toàn thế giới và có hàng triệu khách hàng. AWS có 42 Vùng ở 16 vị trí địa lý trên toàn cầu. Những lợi ích mang lại của phạm vi địa lý rộng lớn của AWS là gì?
- Tăng tính khả dụng: Nhiều vùng và trung tâm dữ liệu được thiết lập ở mỗi vị trí địa lý được kết nối với chất lượng cao, nhanh, riêng tư bằng cáp quang. Liên kết mạnh mẽ này cho phép các ứng dụng hoạt động trơn tru và mượt mà.
- Dịch vụ tốt hơn: AWS cho phép tăng khả năng dự phòng và xử lý dữ liệu khi có vấn đề xảy ra bằng cách sao chép dữ liệu giữa các vị trí địa lý cho phép tốc độ truy cập cao hơn
- Kiểm soát khu vực: Doanh nghiệp nằm ở một vị trí địa lý cụ thể có quyền kiểm soát khu vực đó giúp doanh nghiệp dễ dàng có được tài nguyên tốt hơn.
>>> Bài viết tham khảo: Hashtag là gì? Nó có tác dụng gì? cách đánh dấu hashtag trên MXH
Hy vọng rằng với các thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết, các bạn đã hiểu được AWS là gì, phân loại và ưu điểm của AWS. Các doanh nghiệp có thể sử dụng những tiện ích của AWS để tối ưu hóa bộ máy doanh nghiệp của mình.