Xe máy là phương tiện vô cùng quen thuộc đối với chúng ta, tuy nhiên để có thể hiểu rõ về các chi tiết, bộ phận cụ thể của xe là điều không phải ai cũng biết và hiểu rõ được.
Với bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống thoát khí thải của xe máy. Vậy cấu tạo của ống pô xe máy bao gồm những bộ phận gì? Mẹo xử lý ống pô xe máy ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Nội dung chính
Chức năng của ống pô xe máy
Hệ thống thoát khí thải, hay còn gọi là ống xả, đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò vô cùng quan trọng đối với động cơ:
– Là bộ phận giúp đưa khí thải từ trong máy ra bên ngoài, có tác dụng biến đổi hay giảm âm thanh của luồng khí thải này.
– Giúp làm giảm tiếng ồn thoát khí, phát huy đầy đủ đặc tính công suất của xe theo như thiết kế.
– Gom khí, việc giữ khí thải lại khu vực ống pô nhằm tạo ra sức nén và áp lực để giữ hỗn hợp xăng – gió nằm yên tại buồng đốt, để nó luôn sẵn sàng nổ được khi có sự đánh lửa từ Bu-gi. Khi bugi đánh lửa, một luồng khí sẽ trở thành khí thải và nhờ khí nén nên được hút ra phía bên ngoài, nhường chỗ cho hỗn hợp mới vào buồng đốt.
– Giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Cấu tạo của ống pô xe máy
– Ống dẫn khí thải (cổ ống xả): Đây là bộ phận dẫn khí thải từ động cơ tới thân ống xả. Chiều dài và đường kính luôn cần phải được tính toán, cân nhắc thật hợp lý, bởi nó có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan trực tiếp tới tính năng của ống xả.
– Thân ống xả: Đây là bộ phận vừa đảm nhiệm vai trò đảm bảo đặc tính công suất của xe theo như thiết kế, vừa đóng vai trò tạo nên đặc trưng trong kiểu dáng thiết kế.
Ống xả được làm bằng chất liệu gì?
Chất liệu được sử dụng để làm ống xả có thể bao gồm những chất liệu sau:
– Thép: đây là chất liệu phổ thông, dễ tìm kiếm.
– Nhôm: có đặc trưng nhẹ, nhưng khó gia công chế tạo, do đó giá thành thường rất cao
– Thép không gỉ.
– Titan: Có độ cứng cao, vô cùng phù hợp khi cần giảm trọng lượng.
Các trường hợp và cách xử lý hư hỏng đối với ống pô
Pô xe có tiếng nổ khác thường là vấn đề ta thường gặp nhất đối với ống pô. Khi xe gặp phải vấn đề này thường có những biểu hiện sau:
– Xe phát ra âm thanh lạ, nổ to hơn bình thường,
– Khi xe nổ sẽ xuất hiện tiếng kêu lụp bụp khó chịu.
– Khi xe bị thủng sẽ làm gia tăng lượng khí thải thải ra môi trường bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường,… nếu gặp phải trường hợp này người dùng cần phải xử lý nhanh chóng.
Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này có thể là do các vấn đề sau:
– Do bề mặt xu páp xả của xe bị rỗ do sử dụng lâu ngày hay xu páp bị kênh nhẹ do tháo lắp sai, bị va đập hay đổ xe.
– Bộ chế hòa khí gặp vấn đề khiến xăng bị dư thừa.
– Bugi đánh lửa bị hỏng, bị dính muội, dính dầu… khiến bugi đánh lửa kém
– Bầu lọc gió bị tắc khiến không khí khó vào buồng đốt gây hiện tượng thừa xăng cũng làm cho pô nổ lụp bụp.
– Ống xả bị tắc nghẽn do muội thải từ buồng đốt ra quá nhiều.
– Kim xăng, cối xăng bị mòn do thời gian sử dụng,…
Để xử lý hiện tượng này, bạn cần kiểm tra xem lý do đến từ đâu, từ đó có những biện pháp kịp thời để giải quyết. Nếu như bạn không có kinh nghiệm về sữa chữa, có thể mang xe ra các trung tâm bảo dưỡng để được hỗ trợ nhanh nhất.
Một trong những biện pháp giúp bảo vệ, cũng như hỗ trợ để xe có thể hoạt động tốt nhất, bạn cần chăm sóc, bảo dưỡng cho xe theo định kì, thường xuyên xịt rửa xe bằng máy phun rửa xe cao áp, máu rửa xe gia đình,… điều này không chỉ giúp đảm bảo thẩm mĩ cho xe mà còn giúp xe hoạt động tốt, lâu bền hơn.
Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đến người dùng một số thông tin cơ bản cũng như cấu tạo ống pô xe máy. Từ đó, giúp người dùng có thêm nhiều thông tin hữu ích để có thể bảo dưỡng, sử dụng xe tốt hơn.
Tham khảo thêm: Xe Máy Chuyên Dùng Là Xe Gì ?