Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết của người cầu toàn

0
Nhược điểm của người cầu toàn cần phải sửa đổi
Nhược điểm của người cầu toàn cần phải sửa đổi
Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nhận biết của người cầu toàn
5 (100%) 1 vote

Cầu toàn là tính cách phổ biến ở nhiều người hiện nay. Đôi khi những người có tính cách này khiến cho những người xung quanh rất khó chịu bởi ngay cả những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống cũng phải hoàn hảo.

Vậy cầu toàn là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về nội dung này ở bên dưới đây.

Cầu toàn là gì?

Cầu toàn (Perfectionism) là một tính cách của con người, khi mà họ luôn đặt ra cho bản thân và mọi người xung quanh những tiêu chuẩn và đòi hỏi khắt khe hơn so với những người bình thường.

Đối với một người có tính cầu toàn, ngay từ những việc nhỏ nhất của bản thân họ cũng có những yêu cầu hoàn hảo tuyệt đối.

Tìm hiểu ý nghĩa của cầu toàn
Tìm hiểu ý nghĩa của cầu toàn

Người cầu toàn có tốt không? Người cầu toàn bình thường rất tốt, giúp họ có thể đặt được những thành tích cao trong công việc.

Tuy nhiên, việc sở hữu tính cầu toàn quá mức sẽ khiến cho con người không hài lòng với cuộc sống, mang lại cảm giác lo lắng và thậm chí là dẫn đến bệnh trầm cảm, gây rối loạn ăn uống hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống.

Bên cạnh đó, tính cầu toàn cũng sẽ ảnh hưởng tới bất kỳ ai, bất kỳ một đối tượng nào, ngay cả trẻ em. Biểu hiện rõ nhất là khi chúng chịu sự tác động bởi những yêu cầu khắt khe của cha mẹ đối với việc học tập và các hoạt động xã hội khác. Hậu quả có thể dẫn tới việc hình thành nỗi ám ảnh, cản trở sự phát triển của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết một người cầu toàn 

Trong cuộc sống, việc gặp gỡ và hợp tác chung với những người cầu toàn là một điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng nhận ra được đặc điểm của một người có tính cách này.

Sau khi hiểu rõ cầu toàn là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những dấu hiệu để nhận biết một người có tính cách này ở dưới đây:

Luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ 

Với những người cầu toàn, họ luôn tin và hướng đến sự hoàn hảo. Do đó, họ luôn cố gắng để thực hiện và đạt được mọi thứ trong tầm kiểm soát của mình.

Người cầu toàn luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ trong công việc và cuộc sống 
Người cầu toàn luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ trong công việc và cuộc sống

Thậm chí, với những việc không liên quan đến họ thì họ cũng sẽ kiểm soát để có thể thiết lập nên một trật tự như mình mong muốn. Tuy nhiên, cuộc sống lại không thể đoán trước được điều gì, việc kiểm soát quá cứng nhắc đôi khi cũng dẫn đến cảm giác chán nản nếu như không đạt được yêu cầu đặt ra.

Tạo ra quy trình làm việc khắt khe 

Người cầu toàn thường hay có xu hướng đòi hỏi rất cao về những gì mà họ làm. Có thể nói, họ luôn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa hoàn hảo và bắt bản thân phải tuân thủ theo đúng quy trình nhất định. 

Theo tính cách của người cầu toàn, họ có niềm tin tuyệt đối vào các tiêu chuẩn mình đặt ra. Chính những tiêu chuẩn đó là nấc thang để giúp họ đạt được sự hoàn hảo và kết quả tốt nhất.

Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra một số cản trở trong công việc và họ sẽ gặp khó khăn nếu như rơi vào tình huống đòi hỏi có sự linh hoạt.

Giá trị của bản thân được đo bằng kết quả công việc

Người mang tính cách cầu toàn thường định nghĩa giá trị của bản thân thông qua kết quả hay sự thành công mà họ đã đạt được. Theo đó, họ sẽ cảm thấy thất vọng, không được thoải mái nếu kết quả chưa thực sự như mong đợi.

Thường thì những người này cũng sẽ chỉ tập trung vào điều mà bản thân chưa làm được, bị thôi thúc cần phải vượt qua chính bản thân mình. Chính vì vậy mà đôi khi họ cũng bị xem là tham công tiếc việc và quá khắt khe với bản thân mình.

Ám ảnh bởi sự thất bại 

Thất bại hay sai lầm chắc chắn là điều mà những người có tính cách cầu toàn không bao giờ muốn gặp phải. Trước khi làm một điều gì đó, họ sẽ bị ám ảnh và sợ hãi thất bại dù là sai sót rất nhỏ. 

Người cầu toàn luôn ám ảnh về sự thất bại
Người cầu toàn luôn ám ảnh về sự thất bại

Người cầu toàn luôn bảo thủ trước sự chỉ trích và luôn tìm cách để bảo vệ bản thân bằng cách biện minh cho chúng. Điều này sẽ khiến cho họ khó có thể tiếp thu và thay đổi bản thân. 

Luôn có suy nghĩ phải làm hài lòng người khác 

Người cầu toàn luôn muốn nhận được sự khen ngợi từ người khác. Bởi vậy mà họ luôn nhắc nhở và yêu cầu bản thân phải đạt được các mục tiêu bằng mọi giá. Với những người này, không điều gì có thể hạnh phúc hơn bằng việc làm hài lòng người khác hay đơn giản là hài lòng được chính mình. 

Họ thường bị ảnh hưởng bởi những tác động ở xung quanh. Với những lời nói xấu sau lưng, lời chê bai,… họ sẽ không thể chấp nhận được và buộc bản thân phải làm tốt hơn, hoàn hảo nhất để không bị người khác soi mói.

Tuy nhiên, nhược điểm của họ là thay vì đứng dậy sau vấp ngã thì lại có xu hướng lo âu, buồn chán và hay suy nghĩ tiêu cực.

Luôn có cảm giác bất an 

Đối với một số người cầu toàn, họ luôn mong tất cả mọi thứ được trọn vẹn, hoàn hảo và không được phá vỡ quy tắc. Do đó, họ sẽ thường xuất hiện những cảm giác bất an, lo sợ sự phát sinh không đáng có trong công việc.

Thế nhưng, chính sự lo lắng, nhạy cảm này lại khiến cho bản thân họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng, stress và suy sụp về tinh thần nếu như gặp phải thất bại.

Nhược điểm của người cầu toàn là gì?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm và biểu hiện của cầu toàn là gì ở bên trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến nhược điểm của những người này ở dưới đây.

Nhược điểm của người cầu toàn cần phải sửa đổi
Nhược điểm của người cầu toàn cần phải sửa đổi
  • Họ đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu và thậm chí là quá cao so với năng lực của bản thân. Điều này dẫn đến tình trạng nhanh chán nản khi không hoàn thành được công việc có kết quả như mong muốn.
  • Họ nhấn mạnh việc ra lệnh và hay kiểm soát quá mức, lãng phí rất nhiều thời gian vào các khía cạnh, các chi tiết không liên quan.
  • Thường lo lắng quá mức về những sai lầm của bản thân.
  • Rất chú trọng vào kết quả, do vậy họ hình thành thói quen dù không thích công việc đó nhưng cũng vẫn phải hoàn thành tốt nhất có thể nên phải chịu đựng nhiều áp lực.
  • Công việc sẽ không bao giờ có thể đủ hoàn hảo đối với người cầu toàn, vì họ luôn có suy nghĩ là có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa. Mang lại cảm giác chưa thể hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm công việc.
  • Tập trung quá nhiều vào những sai lầm, thay vì nhận ra nó và nỗ lực phát huy điểm mạnh. Điều này mang lại cảm giác như không được công nhận kết quả.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu được cầu toàn là gì? Biểu hiện của người cầu toàn như nào? Hãy để cho bản thân mình được thoải mái, làm việc mình yêu thích với sự đam mê và  nhiệt huyết nhất nhé!