Điển cố là gì? Điển tích là gì? Khái niệm trong văn học

0
Đặc điểm của điển cố điển tích
Đặc điểm của điển cố điển tích
Điển cố là gì? Điển tích là gì? Khái niệm trong văn học
5 (100%) 1 vote

Điển cố là một thủ pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong văn học trung đại. Đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với những người không nghiên cứu văn học. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này để hiểu rõ điển cố là gì và những thông tin thú vị liên quan.

Điển cố là gì? 

Điển cố (còn được gọi là điển tích) là khái niệm xuất phát từ tên gọi Hán Việt, nhằm gọi tên những tích truyện xưa cũ. Vì vậy những điển cố này thường kể về các tấm gương người con hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, những câu chuyện triết lý nhân văn trong lịch sử hoặc các tấm gương đạo đức,….

Tìm hiểu về điển cố, thủ pháp nghệ thuật được dùng nhiều trong văn học
Tìm hiểu về điển cố, thủ pháp nghệ thuật được dùng nhiều trong văn học

Văn học truyền thống luôn quan niệm rằng, việc nhìn người cũng chính là một cách để mỗi cá nhân tự soi xét mình. Đó chính là lý do vì sao các tác giả trung đại thường hay sử dụng những điển tích trong lịch sử để làm công cụ tham chiếu cũng như luận giải tốt nhất khi muốn làm sáng tỏ ý mà mình cần biểu đạt. Cũng vì thế mà chúng ta thường thấy chúng được sử dụng rất nhiều trong thơ ca và văn học giống như một chuẩn mực của xã hội.

Các tấm gương thường hay được sử dụng trong điển cố, điển tích nhằm mục đích giáo dục và khuyến khích thế hệ sau học tập và noi theo những tấm gương hiếu thảo hay các bậc phụ mẫu, vua tôi trung thành. Những điển tích này được lấy để xây dựng các câu văn, câu thơ nhằm ám chỉ những nội hàm thâm sâu, tạo bối cảnh cho câu văn và chất chứa nhiều tâm tư, nguyện vọng của tác giả. Điển tích thường có dạng rất ngắn gọn, thường chỉ gói gọn trong 2 từ nên việc nhận biết cũng khá dễ dàng.

Ví dụ: Trong câu “Sân lai cách mấy nắng mưa, có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Nhà văn Nguyễn Du đã sử dụng điển tích là “Sân lai” và “gốc tử”. Sân lai ở đây là một điển tích dùng để ám chỉ sân nhà cha mẹ (Đây là minh chứng cho lòng hiếu thảo) được lấy ra từ sự tích sân nhà Lão Tử. Còn từ “gốc tử” là điển tích dùng để ám chỉ về những bậc sinh thành, ý của câu nói này theo điển tích cũ nghĩa là cha mẹ đã già rồi (vì cây tử là cây thị, cùng với cây dâu là những loại cây do ba mẹ trồng xung quanh nhà). 

Điển tích là gì?

Điển tích là những sự tích đã được ghi chép vào các loại sách cổ xưa, một hiện tượng khái quát được sử dụng rộng rãi ở mọi thời đại và trong mọi nền văn học. Sự phổ biến của điển tích là do sự tiết kiệm. Nói đúng hơn thì đó là nguyên lý tối ưu của giao tiếp nói riêng và của tư duy nói chung. Chúng ta luôn hướng tới việc truyền đạt nhiều thông tin nhất với lượng ngôn từ ít nhất. Chẳng hạn như sử dụng điển tích: “Con ngựa thành Tơ-roa” để nói về cả câu truyện dài đằng sau. 

Thành ngữ là gì?

Rất nhiều người nhầm lẫn tưởng thành ngữ là điển cố và ngược lại. Vậy nên, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin chi tiết để các bạn hiểu rõ Thành ngữ là gì? Điển cố là gì? 

Thực chất, thành ngữ là một tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng để nói về các khái niệm, cái nhìn tổng quát. Thường thành ngữ được nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa của các từ ngữ trong câu lại không thể giải thích được hàm ý của câu. Nghĩa của thành ngữ cũng có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của chính các từ tạo nên nó, nhưng thường sẽ thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

Ví dụ như: Chân cứng đá mềm, Mặt hoa da phấn,…

Đặc điểm của điển tích điển cố trong Văn học

Sau khi tìm hiểu rõ nghệ thuật điển tích điển cố là gì ở phần trước, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của nó trong văn học. Dưới đây là những đặc điểm đó.

Đặc điểm của điển cố điển tích
Đặc điểm của điển cố điển tích

Tính liên tưởng

Các câu chuyện trong điển tích, điển cố thường là những câu chuyện xưa được móc nối với nhau. Vậy nên bối cảnh của nó khiến cho người đọc liên tưởng đến những câu chuyện nổi bật ở thời xưa.

Tính cô đọng và giàu hàm súc

Chỉ chứa đựng trong hai từ mà có vô vàn cái nghĩa ở trong đó.

Tính linh hoạt

Đôi khi cùng diễn đạt về một nội dung nhưng điển cố lại có rất nhiều hình thức biểu hiện khác nhau.

Ví dụ: 

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Câu thơ trên đã sử dụng một điển cố là từ “bể dâu”. Điển cố này được lấy nguyên gốc trong câu chuyện “thương hải tang điền” nhằm ám chỉ về sự thay đổi của cuộc đời. Từ “bể dâu” được sử dụng trong đoạn trích dẫn này thực chất là một bản dịch chữ Nôm của từ “Tang điền” trong chữ Hán. Khi kết hợp với yếu tố cấu thành danh ngữ “cuộc” đã tạo nên một cụm danh ngữ là “cuộc bể dâu”. 

Đây chính là một dạng biến thể của các điển cố thường dùng ở trong văn học. Song vẫn có thêm một số điển ngữ khác được hình thành thông qua việc trích dẫn nội dung từ chính chuyện gốc Hán và sau đó tóm lược nội dung của từ điển tiếng Hán. 

Ví dụ như: Điển ngôn Nôm Án họ Mạnh được lấy từ bản nguyên gốc điển Hán “tề mi” hay “cử án tề mi” trong sách Hậu Hán thư. Đây là 1 câu chuyện nói về tình cảm và sự tôn trọng của người phụ nữ tên Mạnh Quang đối với chồng mình.

Tính khái quát

Điển cố dẫn người đọc vào một thế giới cổ xưa thông qua từ ngữ ngắn gọn rồi đi đến một ý nghĩa chung, khái quát. Tính khái quát ở đây có thể hiểu đơn giản là khả năng bao quát nhiều ý nghĩa, khái quát cho các tính chất và hình tượng khác nhau mang tính gần gũi.

Các điển cố hay trong văn học nói về ngựa

Với những thông tin bên trên, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ khái niệm điển cố là gì đúng không nào. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các điển cố hay trong văn học. Mời các bạn theo dõi!

Những điển cố hay trong văn học
Những điển cố hay trong văn học

Con ngựa thành Tơ – roa

Đây là một điển tích thường được xuất hiện nhiều trong thần thoại Hy Lạp. Theo đó, để có thể chiếm được tòa thành này thì quân đội Hy Lạp đã sử dụng một con ngựa gỗ có nhiều binh lính mai phục ở trong bụng ngựa. 

Đội quân này khi đêm xuống đã chui từ trong bụng ngựa ra để gửi ám hiệu cho đại quân tiến vào và chiếm lấy thành Tơ-roa. Vì vậy mà sau này người ta sử dụng điển tích “con ngựa thành Tơ – roa” nhằm ám chỉ đến những việc làm có nội ứng hay những thứ bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại chứa đầy âm mưu. 

Ngựa Xích thố

Đây là tích được lấy ra từ tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Hoa là “Tam Quốc diễn nghĩa”. Đây là con ngựa nổi tiếng của Quan Công do Tào Tháo tặng, rất giỏi chinh chiến ngoài mặt trận và rất trung thành với chủ. Khi Quan Công mất, ngựa Xích Thố đã buồn bã mà chết. Từ đó trở đi, mỗi khi thấy bất cứ con ngựa nào có lông đỏ thì người ta sẽ gọi nó là ngựa Xích Thố.

Kiếp ngựa trâu

Hình ảnh trâu và ngựa trong dân gian cũng được xem là đại diện cho sự thấp kém, gắn liền với lao động chân tay cực nhọc. Do đó, kiếp ngựa trâu thường hay được sử dụng trong văn học dân gian để ám chỉ về những thân phận nô lệ, bị áp bức.

Lên xe xuống ngựa 

Xe và ngựa đều là những phương tiện giao thông tân tiến của con người dùng để thay thế cho sức đi bộ. Thành ngữ “Lên xe xuống ngựa” là biểu tượng cho sự thay thế tân tiến đó, đồng thời nó còn là biểu tượng cho sự xung mãn của các tầng lớp khá giả, những tầng lớp thống trị chuyên “ăn trắng mặc trơn và lên xe xuống ngựa”

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã 

Câu tục ngữ này có nguồn gốc Hán – Việt, dịch ra tiếng Việt từng từ như sau: ngưu = trâu, tầm = tìm, mã = ngựa, nghĩa của cả câu là: trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa. Nhằm đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống có giá trị như một chân lý về mối quan hệ giữa người với người: Những người tốt sẽ tìm đến người tốt để cùng làm bạn thân, còn kẻ xấu sẽ tìm gặp kẻ xấu để giao du, kết bè kéo cánh và cùng hội cùng thuyền với nhau.

Ngựa tái ông 

Câu chuyện về điển tích ngựa tái ông
Câu chuyện về điển tích ngựa tái ông

Ngày xưa có ông già bị mất một con ngựa. Mọi người ở xung quanh đến chia buồn và ông đã bảo rằng: “Chưa chắc mất đã là điều không hay”. Ít lâu sau con ngựa đã trở về và dắt theo một con ngựa khác. Thấy vậy, mọi người lại đến chúc mừng và ông đã bảo: “Chưa chắc như vậy đã là điều hay”. Quả nhiên sau đó, con trai ông tập phi ngựa bị ngã què chân. Lúc này, mọi người đến hỏi thăm, ông lại bảo: “Chưa chắc đã là điều bất hạnh”. Một thời gian sau có chiến tranh, các thanh niên trai tráng đều phải ra trận, riêng con ông được ở nhà vì bị què chân. Từ đấy điển tích “Ngựa tái ông” được sử dụng để chỉ họa phúc khôn lường, được không nên mừng mà mất không nên lo, họa phúc biết đi về đâu.

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Đây là một câu thành ngữ dùng để ca ngợi tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của một cộng đồng. Từ “tàu” xuất hiện trong câu này là tên gọi dân gian của cái chuồng ngựa. Người xưa đã mượn hình ảnh của con ngựa, một con vật vô cùng gắn bó với con người ở thời kỳ xưa để chiêm nghiệm về đạo lý cũng như lối sống.

Ngựa quen đường cũ

Đây là câu dùng để diễn tả về sự ngoan cố, chứng nào tật ấy và không chịu sửa đổi khuyết điểm của bản thân.

Cưỡi ngựa xem hoa

Câu này được dùng để nói về sự qua loa, đại khái mà không tìm hiểu thật kỹ. Sở dĩ có thành ngữ này do câu chuyện sau: Có một vị công tử muốn đi xem mắt vợ nhưng chân lại bị què. Tuy nhiên, cô gái tuy đẹp nhưng lại bị sứt môi. Chính vì vậy, bà mối đã để cho chàng công tử kia cưỡi ngựa đi qua cổng và dặn cô gái đứng ở cổng và dùng bông hoa để che đi miệng. Sau khi xem mắt, 2 người đã đồng ý kết hôn và sau đó đã biết hết tật của nhau.

Điển tích, điển cố trong văn học đã được khai thác như thế nào?

Các điển cố xuất hiện trong văn học thường được khai thác ở 2 khía cạnh chính, đó là nguồn gốc xuất xứ và ý nghĩa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về nghĩa đen và nghĩa bóng khi dùng thủ pháp nghệ thuật này.

  • Nghĩa đen: Là nghĩa được giải thích thiên về mặt điển ngữ, chủ yếu dùng để ghi lại tất cả những hình ảnh cụ thể và sinh động về sự vật.
  • Nghĩa bóng: Nghĩa thường dùng trong điển cố với tính khái quát, trừu tượng hoặc ám chỉ về một sự vật, tính chất nào đó.

Có thể bạn quan tâm:

Bên trên là những thông tin chúng tôi chia sẻ cho các bạn về điển tích điển cố là gì? Và các điển tích hay trong văn học được sử dụng nhiều. Hy vọng bài viết giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích mới.