Có thể bạn đã nghe rất nhiều đến thuật ngữ tài sản ròng hay giá trị tài sản ròng trong các bản tin tài chính. Vậy thực chất tài sản ròng là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Để có thể giải đáp được những thắc mắc trên các bạn hãy tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Tài sản ròng là gì?
Tài sản ròng là tổng các tài sản tài chính và phi tài chính thuộc sở hữu của cá nhân, một tổ chức hoặc của cả quốc gia trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán. Nói một cách dễ hiểu hơn thì tài sản ròng là những gì được sở hữu sau khi đã trừ đi những khoản nợ.
>>> Bài viết tham khảo: Phí LSS là phí gì? Các quy định liên quan về phí LSS
Tài sản ngắn hạn cũng là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị tài sản ròng. Đây thực chất là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Các tài sản ngắn hạn này có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa); hoặc dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.
Giá trị tài sản ròng là gì?
Giá trị tài sản ròng tiếng anh là Net Worth. Đây là công cụ đánh giá chính xác nhất về tiền bạc mà cá nhân, công ty, chính phủ hoặc toàn bộ quốc gia đang sở hữu.
Giá trị tài sản ròng trong đầu tư chứng khoán là giá trị của tất cả tài sản tài chính và phi tài chính thuộc sở hữu của các quỹ đầu tư chứng khoán trừ đi giá trị của tất cả các khoản nợ mà quỹ đầu tư chứng khoán chưa thực hiện thanh toán.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất cứ một ai cũng có Net Worth (thậm chí là giá trị Net Worth có thể âm). Cụ thể là:
– Giá trị tài sản ròng đối với các cá nhân là các tài sản của mỗi cá nhân trừ các khoản nợ.
Trong đó:
- Tài sản ròng là trang sức, tiền mặt, những khoản tiền đầu tư, khoản tiền hưu trí….tiền tiết kiệm.
- Nợ của cá nhân có thể gồm các khoản nợ đảm bảo (được thế chấp tài sản), nợ không đảm bảo (vay tiền tiêu dùng, nợ cá nhân).
– Đối với công ty, doanh nghiệp
Giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp được gọi là vốn của chủ sở hữu riêng. Dựa vào tổng tài sản và các khoản nợ trong báo cáo tài chính mà doanh nghiệp có thể dễ dàng xác định được giá trị tài sản ròng
Nếu giá trị tài sản ròng trên bảng cân đối kế toán vượt quá số vốn tất cả các chủ sở hữu điều này có nghĩ là doanh nghiệp đó đang có tài sản ròng âm, việc kinh doanh không hiệu quả.
Tài sản ròng có ý nghĩa như thế nào?
Tài sản ròng có ý nghĩa rất quan trọng cụ thể là:
– Là thước đo tài chính chính xác của các nhân hoặc doanh nghiệp
Muốn xác định chính xác cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia có “giàu có” hay không thì bạn chỉ cần nhìn vào giá trị tài sản ròng là gì. Nếu mức giá trị dương càng lớn thì chứng tỏ nguồn tài chính càng mạnh.
– Theo dõi tài chính của tổ chức, cá nhân
Dựa vào giá trị tài sản ròng bạn sẽ chính xác sự tăng trưởng và phát triển tài chính. Nếu giá trị ròng tăng lên đây là dấu hiệu tốt còn nếu giá trị bị giảm xuống thì bạn cần xem xét và điều chỉnh ngay lập tức.
– Gia tăng tài sản ngoài thu nhập
Dựa vào giá trị tài sản ròng mà các bạn có thể đánh giá sự giàu nghèo để từ đó có thể tăng giá trị tài sản bằng cách đầu tư
– Đảm bảo cân bằng được việc thu chi
Thông qua số liệu trên giá trị tài sản ròng thì cá nhân, doanh nghiệp có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình hình tài chính để từ đó đưa ra bảng thu chi hợp lý hơn.
– Doanh nghiệp có thể cân nhắc đầu tư hợp lý
Với thông tin từ bảng giá trị tài sản ròng đang có bạn có thể cân nhắc đầu tư vào một lĩnh vực nào đó để tăng giá trị tài sản. Tuy nhiên để đảm bảo thì mức đầu tư không lên vượt quá giá trị tài sản ròng đang có để bảo khả năng chi trả sau này.
>>> Bài viết tham khảo: Khối lượng tịnh là gì? ý nghĩa của khối lượng tịnh
Cách tính giá trị tài sản ròng
Hiện nay để tính được giá trị tài sản dòng thì bạn có thể áp dụng theo công thức:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Trong đó:
– Tính tổng tất cả tài sản bao gồm:
- Tài sản lưu động bao gồm các khoản tiền mặt, tiền gửi trong ngân hàng …
- Những khoản đầu tư hưu trí và những tài sản đầu tư khác
- Tài sản hoặc là cổ phần trong doanh nghiệp
- Bất động sản và những khoản tài sản của cá nhân: Đồ trang sức, ô tô …
- Những khoản cho vay khác
– Tổng tất cả các khoản nợ phải trả:
- Vay thế chấp ngân hàng để mua nhà, mua xe…. hoặc để đầu tư.
- Những khoản nợ trong thẻ tín dụng
- Các khoản vay trả góp và các khoản vay cá nhân
Ví dụ:
Bạn đang có tổng số tài sản là 1 tỷ đồng, khoản nợ cần trả 250 triệu đồng.
Nếu áp dụng theo công thức trên thì giá trị tài sản ròng của bạn sẽ là:
1.000.000.000 – 250.000.000 = 750.000.000 VNĐ
>>> Bài viết tham khảo: Sacombank viết tắt là gì? ngân hàng Sacombank là ngân hàng gì?
Với những thông tin trên đây chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu hơn về tài sản ròng cũng như các tính giá trị tài sản ròng ra sao rồi đúng không nào! Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết của thegioimay.org thương xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.