Một trong những lưu ý tiên quyết khi bạn tiến hành mua xe cũ chính là chỉ số của Odo. Những chỉ số này sẽ phần nào cho bạn biết về chất lượng cũng như thời gian sử dụng xe. Câu hỏi đặt ra chính là Odo là gì? Cách kiểm tra Odo và Trip như thế nào? Những nghi vấn này sẽ được làm sáng tỏ thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Odo là gì?
Odo có tên gọi đầy đủ là Odometer. Đây là thiết bị dùng để đo quãng đường đã đi của xe. Bất kỳ một chiếc xe máy hay ô tô nào cũng đều được gắn Odo để theo dõi quãng đường đã đi. Hay thân quen hơn, ở nước ta hay gọi là công tơ mét vì chúng ta sử dụng đơn vị đo là km.
Odo trên ô tô thường được đặt tại khoang lái và nằm ở phía bên phải của tay lái. Trên xe máy, Odo được lắp tại đầu xe nằm cùng với đồng hồ tốc độ của xe.
Odo cho khả năng đo quãng đường đã đi của xe
Thiết bị này có nhiệm vụ chính là đo quãng đường từ đó giúp người điều khiển biết được quãng đường mà xe đã đi để biết được thời gian nào cần bảo dưỡng xe. Đặc điểm của Odo là không thể thiết lập lại từ đầu. Odo sẽ chạy đến khi không thể sử dụng được nữa. Trên thị trường có nhiều loại Odo khác nhau dựa vào cơ chế vận hành của chúng như Odo tự động, cơ học hoặc là bán tự động.
Những chiếc đồng hồ Odo được ra đời từ rất lâu về trước. Năm 1600, chiếc đồng hồ Odo đầu tiên được ra đời để phục vụ cho các phương tiện thô sơ, ngựa kéo. Năm 1645, máy Pascaline ra đời với các bánh răng dùng để đo quãng đường đi được. 1698, lần đầu tiên Odo được ứng dụng vào tàu thuyền. Đến năm 1895, Odo cho khả năng đo đường bằng cách đếm số vòng quay của bánh xe được ra đời. Năm 1903, Odo sử dụng nam châm để tính toán sự chuyển động của trục cũng như vận tốc được ra đời. Những chiếc đồng hồ Odo dạng cơ được ra đời mới từ năm 2000.
Đồng hồ Odo hay chính là công tơ mét
>>>Tham khảo thêm: Độ Tracker là gì? Độ Cafe Racer là gì? Hướng dẫn cách phân biệt
Trip km là gì?
Trip km (Trip Kilometer) hay còn được gọi là Trip A trip B, được hiểu là các số liệu. Dùng để đo khoảng cách của một hành trình nhất định. Cụ thể khi bạn bắt đầu đi từ điểm A thì đố đồ hồ Trip là 0 và con số này sẽ thay đổi khi đến vị trí B. Chỉ số đó chính là quãng đường đi của xe từ A – B. Đến đây ta có thể thấy chỉ số này quá đỗi quen thuộc, song khi chúng ta dùng thuật ngữ chuyên ngành thì nó sẽ có phần xa lạ.
Với Trip km, bạn sẽ không phải tốn công cộng trừ cả dãy số nữa, mà thay vào đó quãng đường đi được đều sẽ được hiện ra rất chính xác, rõ ràng.
Ấn chuyển nút liên tục cho đến khi màn hình hiện Trip A là đã reset Trip thành công
Hiện nay, Trip km không chỉ xuất hiện trên ô tô mà ngay cả một số dòng xe máy cũng đã xuất hiện Trip cho khả năng tiện dụng lớn như Trip trên xe Air Blade, xe Lead, SH,…
>>Tham khảo thêm: Mobin sườn là gì? Một số lưu ý
Cách kiểm tra Odo và Trip trên trên xe ô tô
Kiểm tra Odo
Theo như các nhà sản xuất thì Odo không thể reset được chỉ số. Tuy nhiên khi công nghệ phát triển, nhiều người với nhiều “mánh lới” tinh vi đã có cách để tua ngược Odo nhằm thu lợi từ việc bán xe. Do đó, nếu như bạn đi mua xe đã qua sử dụng thì ngoài việc cần lưu ý đến Odo chúng ta còn cần kết hợp với việc kiểm tra lịch sử của xe. Khi đó chúng ta có thể phần nào biết được chất lượng xe, gói bảo hiểm của xe để kiểm tra xem liệu xe đã từng có những thiệt hại lớn nào chưa.
Trip A đã reset về 0
Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng xe. Khi chúng ta đem xe đi bảo dưỡng thì số km đi được sẽ được ghi lại nên nếu mua xe cũ thì chúng ta cần kiểm tra để xem số km có tăng chính xác sau mỗi một khoảng thời gian hay không.
Ngoài ra chúng ta nên kiểm tra thông qua chất lượng của toàn bộ xe, nội thất, động cơ,… để có thể đưa ra những đánh giá hợp lý nhất.
Cách reset số Trip
Chúng ta dễ nhận thấy trên thanh táp lô có 1 nút ấn. Mỗi lần chúng ta ấn thì nút đó sẽ chuyển một chế độ. Chúng ta nhấn đến khi màn hình hiện ra chữ Trip A thì giữ tay khoảng 3s. Khi tay thả ra thì Trip A đã được reset về 0.
>>>Tham khảo thêm: Hệ Thống Treo Trên Ô Tô là gì ?
Đến đây hẳn quý vị đã phần nào biết được Odo là gì cũng như một số thông tin khái lược về Trip. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp quý vị ứng dụng vào quá trình di chuyển của mình.