Bạn đang băn khoăn với câu hỏi Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì mà lại được coi là một loại dược liệu quý hiếm và có giá bán đắt lên tới cả vài trăm triệu đồng/kg? Và những ai thì không nên dùng loại sâm quý hiếm này? Vậy thì ngay sau đây, hãy theo dõi bài viết của thegioimay.org để biết câu trả lời chính xác nhé!
Nội dung chính
- Sâm Ngọc Linh là dược liệu gì?
- Những nơi nào là “thủ phủ” sâm Ngọc Linh?
- Tìm hiểu sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
- Chống stress tâm lý, chống trầm cảm, lo âu
- Tác dụng tích cực với bệnh nhân ung thư
- Chữa v.i.ê.m họng hạt, v.i.ê.m phế quản hiệu quả
- Điều hòa t.i.m mạch, h.u.y.ế.t á.p, hệ tuần hoàn
- Tăng cường sinh lực, tăng nội tiết tố ở cả hai giới
- Gia tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch cơ thể
- Hạ đường huyết, hỗ trợ cho thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân t.i.ể.u đ.ư.ờ.n.g
- Cách sử dụng sâm Ngọc Linh đạt hiệu quả tốt là gì?
- Những người không nên dùng sâm Ngọc Linh là ai?
- Một vài câu hỏi khác xoay quanh sâm Ngọc Linh
- Lời kết
Sâm Ngọc Linh là dược liệu gì?
Sâm Ngọc Linh là một loại dược liệu quý hiếm thuộc họ Cam Tùng, còn có tên khác là: Sâm Khu Năm (Sâm K5), sâm trúc, cây thuốc giấu hay củ ngải rọm con. Nhiều người còn ví von loại thuốc này với một cái tên rất hay là “Quốc bảo Việt Nam”. Loại cây này đã được đánh giá là một trong năm loại nhân sâm tốt nhất Thế Giới.
Nói sơ qua một chút về dược tính, sâm Ngọc Linh có chứa đến 52 thành phần hợp chất Saponin (Một chất có tác dụng tích cực với sức khỏe như: Giảm c.h.o.l.e.s.t.e.r.o.l máu, chống u.n.g t.h.ư, cải thiện sức khỏe cơ xương và củng cố hệ miễn dịch). Lượng Saponin này trong sâm Ngọc Linh thậm chí còn cao hơn nhiều so với nhiều loại sâm nổi tiếng như: sâm Triều Tiên.
Vì vậy, có rất nhiều người tìm đến loại dược liệu này với mong muốn bồi bổ, cải thiện sức khỏe. Điều này khiến cho giá thành của sâm Ngọc Linh tăng lên rất cao trong những năm qua.
Đặc điểm nhận dạng sâm Ngọc Linh đặc biệt chỗ nào?
Đặc điểm nhận dạng sâm Ngọc Linh khá là dễ nhận biết: Cây có dạng thân thẳng đứng, màu xanh lục hoặc tím, đường kính thân nhỏ, chỉ khoảng 4mm. Khu vực thân và rễ cây có đường kính lớn hơn, khoảng 1 – 2 cm. Sâm Ngọc Linh thường có rất nhiều nhánh và rễ, mọc bò ngang, giống với củ hoàng tinh.
Về bộ phận lá cây, lá sâm Ngọc Linh có hình dạng giống với bàn chân vịt, mọc kép với khoảng 3 – 5 nhánh lá. Bề rộng của lá rơi vào khoảng 3 – 4 cm, cuống lá kép dài, mang 5 lá chét, trong đó lá chét ở khu vực chính giữa có kích thước lớn hơn. Lá sâm Ngọc Linh có hình răng cưa ở viền mép, chóp nhọn và cả hai mặt lá đều có lông.
Những nơi nào là “thủ phủ” sâm Ngọc Linh?
Nếu đã nhắc đến “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh thì không thể bỏ qua hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Trong đó, tỉnh Kon Tum là nơi đầu tiên xuất hiện sâm Ngọc Linh. Sâm mọc tập trung ở chân núi Ngọc Linh thuộc địa phận huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum.
Đỉnh núi này có độ cao 2.578m so với mực nước biển và có thổ nhưỡng cực kỳ phù hợp để sâm Ngọc Linh sinh trưởng tốt, bao gồm: Lớp đất vàng đỏ trên nền đá Granite, có độ mùn cao, tơi xốp, diện tích rừng nguyên sinh trải rộng.
Còn ở tỉnh Quảng Nam, sâm Ngọc Linh chủ yếu phân bố trên núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn cùng với đỉnh núi Ngọc Am.
Ngoài hai địa điểm nổi tiếng này, còn có một số nơi sau có sự xuất hiện của sâm Ngọc Linh tự nhiên, đó là đỉnh núi Đắc Giây (Kon Tum), đỉnh Langbiang ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Không chỉ phát triển tự nhiên mà sâm Ngọc Linh cũng được người ta thực hiện gieo trồng nhân tạo qua phương pháp nuôi cấy invitro. Tuy nhiên, theo đánh giá thì sâm Ngọc Linh tự nhiên có dược tính cao hơn hẳn so với sâm Ngọc Linh trồng nhân tạo. Loại sâm được nuôi trồng đòi hỏi nhiều thời gian chăm sóc, dễ mắc bệnh hơn.
Tìm hiểu sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Với 52 hoạt chất Saponin đa dạng cùng với 18 nguyên tố vi lượng, 16 tổ hợp axit amin, sâm Ngọc Linh là loại “thảo dược quý hiếm” được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Mời bạn tham khảo một vài tác dụng cơ bản sau đây đến từ vị thuốc này:
Chống stress tâm lý, chống trầm cảm, lo âu
Theo kết quả nghiên cứu khoa học thì sâm Ngọc Linh có chứa chất Majonoside – R2 – Loại Saponin thuộc nhóm Ocotillol. Chất này có tác dụng giảm stress, căng thẳng, chống lại căn bệnh t.r.ầ.m c.ả.m. Ngoài ra, nó còn giúp bồi bổ thần kinh, cải thiện chứng suy nhược thần kinh, tăng cường hoạt động của trí não.
Tác dụng tích cực với bệnh nhân ung thư
Hoạt chất Ginsenoside Rh2, Rg3 quý hiếm ở loại sâm này có khả năng làm chậm sự phát triển của tế bào u.n.g t.h.ư, đồng thời làm tăng sinh các tế bào lành tính khác trong cơ thể. Vì vậy, nó có tác dụng hỗ trợ điều trị u.n.g t.h.ư hiệu quả. Còn đối với bệnh nhân đã trải qua các lần h.ó.a t.r.ị, x.ạ t.r.ị thì sâm ngọc linh giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao sức đề kháng tốt hơn.
Chữa v.i.ê.m họng hạt, v.i.ê.m phế quản hiệu quả
Nhờ chứa một số hoạt chất có khả năng kháng viêm, “nhạy” với chủng vi khuẩn Streptococcus – tác nhân chính gây v.i.ê.m họng hạt, v.i.ê.m phế quản nên sâm Ngọc Linh là một bài thuốc cực kỳ hữu hiệu với loại bệnh này.
Điều hòa t.i.m mạch, h.u.y.ế.t á.p, hệ tuần hoàn
Do sở hữu nhiều hoạt chất nên sâm Ngọc Linh có tác dụng bồi bổ k.h.í h.u.y.ế.t, tăng khả năng tạo h.ồ.n.g c.ầ.u, kích thích lưu thông m.á.u đều đặn khắp cơ thể. Loại sâm “quốc bảo” này còn giúp hạ c.h.o.l.e.s.t.e.r.o.l máu, ngăn ngừa bệnh liên quan tới hệ tuần hoàn như: X.ơ v.ữ.a đ.ộ.n.g m.ạ.c.h, mỡ m.á.u,…
Tăng cường sinh lực, tăng nội tiết tố ở cả hai giới
Hoạt chất Saponin dồi dào có trong sâm Ngọc Linh giúp cơ thể tăng cường sản xuất nội tiết tố, nên giúp cải thiện chức năng sinh lý, tăng cường s.i.n.h l.ự.c. Cơ chế mà sâm tác dụng lên nội tiết tố là kích thích hoạt động của tuyến yên (Nơi sản sinh hoocmon) lên não bộ.
Gia tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch cơ thể
Vì chứa tới 18 nguyên tố vi lượng và 16 hợp chất axit amin nên sâm Ngọc Linh cung cấp cho cơ thể một lượng khoáng chất dồi dào. Từ đó, giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng, điều hòa hệ tiêu hóa, ăn ngon, ngủ tốt hơn.
Hạ đường huyết, hỗ trợ cho thuốc hạ đường huyết ở bệnh nhân t.i.ể.u đ.ư.ờ.n.g
Loại sâm này có khả năng phối hợp với các thuốc chữa t.i.ể.u đ.ư.ờ.n.g khác, đồng thời giúp làm giảm LDL – C.h.o.l.e.s.t.e.r.o.l, Triglycerid trong m.á.u nên giúp làm giảm biến chứng do rối loạn chuyển hóa Lipid ở bệnh nhân mắc đ.á.i t.h.á.o đ.ư.ờ.n.g.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh chứa Saponin Rb và Rg nên có thể hoạt hóa phosphatidylinositol – 3 kinase. Nhờ đó kích thích tín hiệu hoocmon insulin và hấp thu lượng glucose tốt hơn.
Ngoài các tác dụng kể trên, sâm Ngọc Linh còn giúp:
- Chống oxy hóa, ngăn cản sự tác động của lão hóa
- Hỗ trợ cầm m.á.u, làm lành vết thương: Điều này đã được đồng bào dân tộc Xơ – Đăng ứng dụng từ rất lâu đời, như một phương thuốc cổ truyền.
- Giúp kháng khuẩn, kháng độc tố của t.ế b.à.o
- Phục hồi sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, chống suy nhược cơ thể
Cách sử dụng sâm Ngọc Linh đạt hiệu quả tốt là gì?
Bạn có thể ăn trực tiếp sâm Ngọc Linh giống như ăn hồng sâm của Hàn Quốc. Bạn chỉ cần thái chúng thành các lát mỏng rồi ăn sống luôn cũng được. Cách dùng này rất hiệu quả vì chất dinh dưỡng được hấp thu trực tiếp vào cơ thể mà không bị hao hụt do nhiệt độ cao như khi chế biến. Liều lượng dùng là 5 lát sâm cho mỗi lần, mỗi ngày dùng 2 lần.
Ngoài ra, có rất nhiều cách khác để chế biến sâm Ngọc Linh, mỗi một phương pháp lại mang lại tác dụng riêng. Dưới đây là một vài cách để chế biến, sử dụng sâm Ngọc Linh đạt hiệu quả cao cho bạn tham khảo:
Tác dụng của sâm Ngọc Linh ngâm mật ong ra sao?
Để chế biến sâm Ngọc Linh ngâm mật ong, bạn hãy làm theo các bước sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Củ sâm Ngọc Linh (Nên chọn loại có chất lượng tốt; 1 bình thủy tinh sạch, đã được tiệt trùng, có nắp đậy; mật ong rừng nguyên chất (Không nên chọn loại có pha tạp đường kính nhân tạo).
Đầu tiên, hãy sơ chế củ sâm bằng cách rửa sạch dưới vòi nước, sau đó để sâm thật ráo nước rồi lau khô. Ở bước tiếp theo, bạn thái lát sâm mỏng khoảng 0.1 – 0.2 cm. Sau khi thái xong, bạn tiến hành phơi sâm cho giảm bớt 50% lượng nước bên trong là đạt.
Bước 3: Bạn cho tất cả lát sâm vào bình thủy tinh, rót mật ong từ từ cho đến khi ngập hết các lát sâm. Sau đó, sử dụng vải xô hoặc khăn sạch để đậy miệng bình thủy tinh, đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lưu ý: Mỗi ngày bạn lấy đôi đũa đảo đều sâm lên cho đến khi không thấy có bọt khí xuất hiện nữa. Cứ như vậy, tầm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.
Bài thuốc này có công dụng rất tốt với nhiều đối tượng như: Người già, người ốm, phụ nữ sau tuổi 30,… bởi nó không chỉ giúp làm đẹp da, giảm lão hóa, mà còn cải thiện sức khỏe, bồi bổ thể chất rất tốt. Chỉ với 1 – 3 lát sâm mỗi ngày vào buổi sáng, hiệu quả mà vị thuốc này mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ đấy.
Tìm hiểu rượu sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Ngoài ngâm mật ong thì sâm Ngọc Linh cũng có thể ngâm rượu. Đây là thức uống mà nam giới tuổi trung niên rất ưa chuộng. Sử dụng loại rượu này sẽ giúp họ tăng cường chức năng sinh lý, nâng cao sức khỏe, sức vóc.
Tuy nhiên, cách chế biến này lại không phù hợp với những ai mắc bệnh t.i.m m.ạ.c.h, u.n.g t.h.ư, c.a.o h.u.y.ế.t á.p hay phụ nữ đang cho con bú.
Để làm rượu sâm Ngọc Linh, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 100g sâm Ngọc Linh, 2 – 3 lít rượu có nồng độ cồn từ 45 – 70 độ (Nên lưu ý chọn rượu ủ tự nhiên, tránh mua phải cồn công nghiệp); 1 bình thủy tinh có nắp đậy, sạch sẽ.
Sâm bạn thái lát mỏng hoặc để nguyên cả củ tùy thích, sau đó bỏ sâm vào bình đồng thời đổ rượu từ từ cho đến khi ngập hết củ sâm. Bạn ngâm trong khoảng thời gian 3 tháng là bắt đầu sử dụng được.
Lá sâm Ngọc Linh có tác dụng gì?
Ngoài giá trị dinh dưỡng, dược tính nằm tập trung ở thân, củ sâm thì lá sâm Ngọc Linh cũng chứa một phần hàm lượng các chất. Do đó, về tác dụng thì lá của loại cây này cũng giống như các bộ phận khác (Mặc dù kém hơn).
Đây cũng là lý do mà nhiều người chọn mua lá sâm Ngọc Linh khô thay vì củ sâm để tiết kiệm chi phí. Với lá sâm khô, bạn có thể dùng để chế biến thành những dạng như sau:
- Dùng để pha trà: Bạn dùng lá sâm tươi hoặc lá sâm Ngọc Linh khô đều được. Theo liều lượng thì cứ 5g lá sẽ pha được 500ml nước trà. Bạn nên sử dụng trà lá sâm vào buổi sáng sớm thay vì buổi tối vì có thể sẽ bị mất ngủ và phải thưởng thức “đêm trắng”.
Một lưu ý nhỏ là đối với lá sâm Ngọc Linh tươi, bạn nên vệ sinh, rửa thật sạch lá trước khi dùng vì thời điểm thu hoạch lá này rơi vào mùa mưa – mùa mà vi khuẩn, nấm mốc phát triển mạnh. Chúng có khả năng sẽ bám dính lên lá sâm.
- Dùng để ngâm rượu uống dần: Tương tự như với phương pháp chế biến củ sâm Ngọc Linh ngâm rượu, bạn cũng có thể dùng lá sâm để thay thế. Mỗi ngày, chỉ cần uống 50ml rượu này thì công dụng mà lá sam mang tới cho bạn sẽ biểu hiện rõ rệt.
- Dùng lá sâm Ngọc Linh để xào nấu với thức ăn: Khi xào thịt heo, thịt bò, bạn nên bỏ một ít lá sâm Ngọc Linh vào xào cùng hoặc dùng lá để nấu canh rau ăn hàng ngày. Đây cũng là một cách chế biến lá sâm rất dễ thực hiện.
Những người không nên dùng sâm Ngọc Linh là ai?
Mặc dù được mệnh danh là “quốc bảo Việt Nam” với công dụng tuyệt vời không thể phủ nhận nhưng sâm Ngọc Linh không phải là phù hợp với tất cả mọi người.
Sâm Ngọc Linh phù hợp để sử dụng cho các đối tượng như: Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi; trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển; người già có sức đề kháng kém; người ốm bệnh mới dậy; nam giới cần tăng cường chức năng s.i.n.h l.ự.c,…
Còn với những đối tượng sau, tuyệt đối không nên dùng sâm Ngọc Linh vì có thể gây ảnh hưởng xấu, làm hại tới sức khỏe, đó là:
- Phụ nữ mang t.h.a.i: Vì trong sâm có chứa chất làm tăng n.ộ.i t.i.ế.t t.ố, từ đó khiến thành t.ử c.u.n.g bị kích thích, co bóp nên gây ảnh hưởng xấu tới t.h.a.i nhi.
- Người hay sợ lạnh, thuộc thể hàn: Sâm Ngọc Linh có tính mát nên những người này uống vào sẽ có thể bị đau bụng thể hàn, tiêu chảy, lạnh bụng,…
- Người cao h.u.y.ế.t á.p: Sâm Ngọc Linh có tác dụng gì? Đó là giảm mỡ m.á.u, c.h.o.l.e.s.t.e.r.o.l nên giúp làm giãn mạch m.á.u nhưng nó cũng khiến cho việc bơm m.á.u đột ngột tăng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc người cao h.u.y.ế.t á.p có nên dùng sâm Ngọc Linh hay không, nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn vẫn không nên dùng.
- Người hay bị mất ngủ, ngủ chập chờn: Tác dụng chính của sâm Ngọc Linh là giúp tinh thần tỉnh táo, thần kinh hưng phấn nên những người mắc chứng khó ngủ, mất ngủ cần tránh sử dụng dược liệu này. Ngoài ra, với những ai không thuộc diện mất ngủ thì cũng không nên sử dụng sâm vào buổi tối.
- Trẻ em độ tuổi nhỏ: Vì trẻ em chưa phát triển hoàn thiện các cơ quan nên việc phải hấp thụ nguồn dưỡng chất dồi dào từ sâm sẽ rất khó khăn. Do vậy, chỉ nên dùng sâm Ngọc Linh cho những bé có biểu hiện suy dinh dưỡng, thấp còi, còi xương và cần tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn trước khi dùng.
Một vài câu hỏi khác xoay quanh sâm Ngọc Linh
Bên cạnh câu hỏi sâm Ngọc Linh có tác dụng gì đã được giải đáp ở phía trên thì chắc hẳn bạn còn thắc mắc nhiều câu hỏi khác liên quan tới giá thành, cách phân biệt sâm thật – giả,… Vậy thì hãy theo dõi phần trả lời cụ thể dưới đây nhé:
Mẹo phân biệt sâm Ngọc Linh giả – thật
Vì là dược liệu có giá trị cao, đồng thời nhu cầu sử dụng của người dùng rất lớn nên một số người bán đã nổi dậy lòng tham, bán sâm Ngọc Linh giả cho khách hàng nhằm trục lợi. Để tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng thì bạn hãy tham khảo mẹo sau đây:
Đặc điểm | Sâm Ngọc Linh thật | Sâm Ngọc Linh giả |
Bề mặt vỏ cây | Xù xì, thô ráp, có nhiều vết nhăn dọc do sinh sống trong điều kiện tự nhiên, hoang sơ | Bề mặt vỏ ít sần sùi hơn, không có điểm thắt giữa thân. Kích thước khá đồng đều từ đầu tới cuối củ. |
Cấu tạo rễ sâm | Cấu tạo rễ chùm, mang nhiều rễ con phát triển xung quanh. Cả rễ chính, rễ phụ đều bám vào và phát triển từ các đốt. | Cũng có đốt, khúc nhưng ít phát triển rễ (Hay nói cách khác là ít rễ hơn cây sâm Ngọc Linh thật) |
Cấu trúc mắt trên củ | Ở các đốt mắt có nhiều rễ bám vào, khoảng cách giữa các mắt không đều, nằm so le, lệch nhau. Mỗi năm chỉ phát triển thêm một đốt mắt. | Đốt mắt lõm vào, mọc rất đều nhau trên thân củ. Mỗi năm có thể phát triển ra nhiều mắt cùng lúc. |
Màu sắc bên trong | Phần rễ củ có màu vàng nhạt hoặc đôi khi pha màu hơi tím nhạt | Bên trong màu trắng, đôi lúc pha chút tím. Một số củ được làm giả công phu có màu xanh hoặc vàng nhưng không tươi như sâm thật |
Lá cây | Lá sâm Ngọc Linh thật có kích thước nhỏ, mỏng, mềm, có từ 3 – 5 cánh phụ. Lá có răng cưa nhỏ, đều, hai mặt lá đều có lông. | Lá sâm Ngọc Linh giả to hơn, mập hơn, răng cưa khá sâu. Mặt trước của lá tuy cũng nhiều lông nhưng mặt sau thì ít lông hơn lá sâm thật. |
Trọng lượng | Cầm rất chắc tay. Dù kích thước nhỏ nhưng mà trọng lượng lại khá nặng | Cầm tay có cảm giác xốp, nhẹ. Kích cỡ củ có thể to nhưng trọng lượng lại nhỏ. |
Mùi vị sâm | Thơm nồng, vị đắng ngắt nhưng dư vị ngọt thanh, không có xơ. | Không có mùi thơm, vị đắng ngắt, không lưu lại hậu vị. Khi ăn thấy có nhiều xơ, dai, ngai ngái, nóng rát ở cổ. |
Hàm lượng Saponin | 52 loại Saponin quý hiếm, nhiều hơn sâm Triều Tiên, Trung Quốc,.. | Các loại sâm khác chỉ chứa tới 26 saponin là tối đa. |
Một vài cách thức làm giả sâm Ngọc Linh: Người ta có thể dùng sâm Lai Châu (Có ngoại hình bên ngoài rất giống sâm Ngọc Linh), tam thất bắc, tam thất hoang hoặc một loại củ nào đó để làm giả sâm.
Đôi khi, người bán còn áp dụng “mánh khóe” tới mức: Bán cho bạn “xác sâm” – Chính là sâm Ngọc Linh chính gốc nhưng đã bị chiết xuất một phần thậm chí là chiết hết chất dinh dưỡng từ lâu rồi.
Do đó, nếu có ý định mua loại sâm này bạn phải cực kỳ cẩn trọng và chỉ nên mua ở nhà bán lâu năm, uy tín.
Sâm Ngọc Linh giá bao nhiêu 1kg? Loại nào đắt nhất?
Giá bán sâm Ngọc Linh sẽ phụ thuộc vào trọng lượng, số năm trồng và loại củ. Theo đó, sâm ngọc Linh tự nhiên bao giờ cũng có giá đắt hơn sâm Ngọc Linh được nuôi trồng nhân tạo. Củ sâm được trồng càng lâu năm thì giá trị càng cao.
Số lượng sâm Ngọc Linh được bán ra thị trường không phải là nhiều, vì sâm này phải có độ tuổi từ 7 – 8 năm trở lên thì mới sử dụng tốt, điều này cũng ảnh hưởng tới giá bán. Ngoài ra nếu bạn mua sâm vào thời điểm tháng 11 – tháng 12 thì giá cũng sẽ cao hơn do đây là mùa thu hoạch sâm, dược tính của nó đạt mức cao nhất.
Thực sự thì không có mức giá bán niêm yết cho loại thảo dược này, dưới đây sẽ là một vài mức giá mà bạn có thể tham khảo thêm:
Đối với sâm Ngọc Linh tự nhiên, dạng củ nhỏ (Khoảng 20 củ thì được 1kg) sẽ có giá bán là: 80 – 150 triệu đồng/kg. Còn với các củ to hơn, có hình dáng đẹp hơn (4 – 5 củ được 1kg) thì mức giá là: 100 – 200 triệu đồng/kg. Đặc biệt, với những củ độc, lạ, “siêu to” thì giá cả có thể lên đến trên 200 triệu/kg.
Củ sâm Ngọc Linh đắt nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam có giá khoảng 2 tỷ đồng. Củ này có tuổi thọ tới tận 100 năm, dài 1,2m, nặng 2,7 kg. Chủ sở hữu của củ sâm “khủng” này là anh Đào Văn Quang (Hà Nội).
Còn giá lá sâm Ngọc Linh tươi có phần rẻ hơn củ sâm, dao động từ 9 – 10 triệu đồng/kg tùy vào địa điểm và thời điểm mua. Giá sâm Ngọc Linh khô thì đắt hơn, lên tới cả trăm triệu đồng. Lý giải cho điều này, một số nhà bán nói rằng: Để sản xuất 1kg lá sâm khô cần tới 15kg lá sâm tươi nên mới có giá đắt như vậy.
>>xem thêm: Mật Mía Là Gì? Mật Mía Dùng Để Làm Gì? Có Béo Không?
Cách tính tuổi sâm Ngọc Linh đơn giản, dễ làm
Bạn chỉ cần dựa vào số sẹo (mắt) trên củ là đã biết được tuổi thọ của sâm Ngọc Linh vì mỗi năm, loại sâm này sẽ mọc ra thêm một mắt mới. Ví dụ: Cây sâm có 7 mắt thì chứng tỏ đã có 7 năm “tuổi đời”.
Biết cách tính tuổi sâm Ngọc Linh thì bạn sẽ dễ dàng xác định giá trị của củ sâm chính xác, yên tâm hơn khi biết rằng mỗi củ sâm mà bạn mua tương đương với số tiền bạn bỏ ra.
Lời kết
Mong rằng, qua bài viết, bạn đã nắm rõ được sâm ngọc linh có tác dụng gì, các cách chế biến ra sao và biết được những ai thì không phù hợp để sử dụng loại dược liệu quý này. Để theo dõi nhiều bài viết hay và thú vị, đừng quên ghé thăm thegioimay.org đều đặn bạn nhé!