Tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Bị xử phạt như thế nào

0
Xử phạt đối với hành vi tham ô và tham nhũng
Xử phạt đối với hành vi tham ô và tham nhũng
Tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Bị xử phạt như thế nào
5 (100%) 1 vote

Tham ô, tham nhũng là những từ được chúng ta nghe thấy rất nhiều trên truyền hình. Vậy các bạn có thật sự hiểu rõ tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Hình thức xử lý hành vi này như thế nào không? Hãy theo dõi bài viết này để nắm được các thông tin liên quan nhé!

Tham ô là gì?

Theo quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra vào năm 2018, các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức và đơn vị khu vực nhà nước thực hiện gồm:

Tìm hiểu rõ thông tin về tham ô
Tìm hiểu rõ thông tin về tham ô
  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản công.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lạm quyền trong khi thi hành các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn gây ra ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
  • Giả mạo trong quá trình công tác vì vụ lợi.
  • Đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hay địa phương vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
  • Không thực hiện hay thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
  • Lợi dụng các chức vụ và quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
  • Gây cản trở và can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, truy tố, điều tra,  xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Trong các doanh nghiệp và tổ chức ở khu vực ngoài nhà nước thì hành vi tham nhũng gồm có: 

  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức vì mục đích vụ lợi.

Tham nhũng là gì?

Tham nhũng là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn, họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích vụ lợi. Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đưa ra khái niệm về tham nhũng như sau.

Thông tin chi tiết về hành vi tham nhũng
Thông tin chi tiết về hành vi tham nhũng
  • Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, hợp đồng hay do một hình thức khác. Họ có hưởng lương hoặc không hưởng lương khi được giao thực hiện các nhiệm vụ và công vụ nhất định. Họ có quyền hạn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, gồm:
  • Các cán bộ, công chức và viên chức.
  • Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp; công nhân viên chức quốc phòng tại các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; các sĩ quan và hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; công nhân công an trong các cơ quan và đơn vị thuộc Công an nhân dân.
  • Người đại diện phần vốn của nhà nước ở doanh nghiệp.
  • Người giữ chức danh, chức vụ quản lý bên trong doanh nghiệp, tổ chức.
  • Những người khác được giao cho thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ và công vụ đó. (theo Khoản 2 Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng đưa ra năm 2018)
  • Vụ lợi là việc mà người có chức vụ và quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của bản thân nhằm đạt được lợi ích về vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. (theo Khoản 7 Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng được đưa ra vào năm 2018)

Điều 2 của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã nêu ra các hành vi tham nhũng như sau:

  • Các hành vi tham nhũng ở trong khu vực của nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức và đơn vị khu vực nhà nước thực hiện gồm:
  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Lạm dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tài sản công.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong quá trình thi hành nhiệm vụ, công vụ vì mục đích vụ lợi.
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ và công vụ vì vụ lợi riêng.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn để gây ảnh hưởng đối với những người khác để trục lợi.
  • Giả mạo trong công tác vì mục đích vụ lợi riêng.
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì mục đích vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn để sử dụng trái phép tài sản công vì mục đích vụ lợi.
  • Gây nhũng nhiễu vì vụ lợi.
  • Không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ và công vụ vì vụ lợi.
  • Lợi dụng chức vụ và quyền hạn để bao che cho những người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi.
  • Gây cản trở, can thiệp trái pháp luật vào các việc như giám sát, kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xét xử, truy tố, thi hành án vì vụ lợi riêng.
Hành vi tham ô tài sản bị nghiêm cấm 
Hành vi tham ô tài sản bị nghiêm cấm

Các hành vi tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước do những người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện bao gồm:

  • Tham ô tài sản.
  • Nhận hối lộ.
  • Đưa hối lộ và môi giới hối lộ để giải quyết các công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình để vụ lợi.

Hình thức xử phạt các hành vi tham ô, tham nhũng

Sau khi tìm hiểu kỹ “Tham ô là gì? Tham nhũng là gì?” ở bên trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về hình thức xử phạt những hành vi này ở bên dưới đây nhé!

Đối với người có hành vi tham nhũng

Theo quy định tại Điều 92 của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ hay vị trí công tác nào cũng đều bị xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, kể cả là người đó đã nghỉ hưu, thôi việc hay chuyển công tác.

Người có những hành vi tham nhũng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.

Hình thức xử lý hành vi tham ô tài sản
Hình thức xử lý hành vi tham ô tài sản

Thứ nhất, phải xử lý kỷ luật đối với những người có hành vi tham nhũng theo đúng quy định tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:

  • Áp dụng hình thức xử lý khiển trách đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.
  • Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về hành vi tham nhũng mà còn tái phạm.
  • Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với các cán bộ, công chức hoặc giáng chức đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý vi phạm lần đầu và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về hành vi tham nhũng tái phạm lần 2.
  • Áp dụng các hình thức xử lý cách chức đối với các cán bộ, công chức rơi vào trong các trường hợp sau:
  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý đã từng bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà vẫn tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà vẫn tái phạm.
  • Cán bộ, công chức có những hành vi vi phạm lần đầu, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc phải thôi việc. Người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả sẽ có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
  • Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với các công chức trong những trường hợp:
  • Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với các công chức giữ chức vụ lãnh đạo và quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà vẫn tái phạm lần 2.
  • Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Xử phạt đối với hành vi tham ô và tham nhũng
Xử phạt đối với hành vi tham ô và tham nhũng

Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 63/2019/NĐ-CP. Với những người có hành vi chiếm đoạt tài sản công mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nắm giữ và sử dụng tài sản công mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép) thì sẽ phải chịu các mức phạt sau đây:

  • Từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng.
  • Từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với các tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
  • Từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và xe ô tô.

Ngoài phạt tiền, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ sung thêm là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả.

Xử lý tham ô, tham nhũng theo bộ luật của nhà nước
Xử lý tham ô, tham nhũng theo bộ luật của nhà nước

Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người có hành vi tham nhũng theo quy định tại Điều 353 của bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017). Người có hành vi tham ô có thể sẽ bị xử lý hình sự từ 2 năm tù đến tử hình, còn tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó nữa.

Lưu ý: 

  • Trường hợp người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sẽ bị xem xét tăng thêm hình thức kỷ luật.
  • Người thực hiện hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế các thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng và khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì mới được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật.
  • Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là các cán bộ, công chức và viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp thì đương nhiên sẽ bị buộc thôi việc. Đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên sẽ mất đi quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Xử lý tài sản tham nhũng

Theo quy định tại Điều 93 của Luật Phòng, chống tham nhũng vào năm 2018, tài sản tham nhũng sẽ phải được thu hồi và trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc bị tịch thu theo đúng quy định của pháp luật.

Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra sẽ phải được khắc phục. Người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích để các bạn có thể hiểu rõ tham ô là gì? Tham nhũng là gì? Hay hình thức xử lý hành vi này như thế nào? Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến nội dung này, các bạn hãy bình luận ở bên dưới để nhận được câu trả lời chi tiết nhất.