Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin kéo theo sự ra đời của nhiều hệ thống phần mềm hiện đại; trong đó, phải kể đến Nodejs hay còn được gọi là Node.js. Vậy Nodejs là gì? Chúng có đặc điểm gì? Nodejs có ưu điểm và nhược điểm gì? Bài viết dưới đây của thegioimay.org sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về Nodejs! Cùng đón xem nhé!
Nội dung chính
Nodejs là gì?
Nodejs là mã nguồn được xây dựng trên nền tảng của Javascript V8 Engine; được phát triển vào năm 2009 bởi Ryan Dahl. Nodejs giúp xây dựng các ứng dụng web như forum, các trang video/clip;… một cách đơn giản và có tính mở rộng.
Nodejs là mã nguồn mở có thể chạy trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau như: window, linux, osx;… nên được rất nhiều lập trình viên trên thế giới sử dụng. Theo khảo sát về các framework của Stack Overflow, nền tảng Nodejs được sử dụng nhiều nhất trong năm 2019; chiếm gần 50% số lượng người dùng trong tổng số các framework đang được sử dụng.
Nodejs cung cấp cho người dùng đa dạng các module Javascript, giúp đơn giản hóa công việc lập trình web và giảm thời gian lập trình xuống mức thấp nhất. Hiện nay, có rất nhiều website sử dụng nền tảng Nodejs để viết chương trình như: Walmart, Groupon, Ebay, Papal,…
>>> Bài viết tham khảo: Swot là gì? Tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến swot
Nodejs được dùng để làm gì?
- Dùng để tạo nội dung trang tự động
- Tạo, đọc, mở, xóa, ghi, đóng tệp tin ngay trên máy chủ
- Dùng để thu thập dữ liệu
- Thực hiện các thao tác như: truy vấn, xóa dữ liệu, thêm dữ liệu, sửa dữ liệu giống như nhiều hệ cơ sở dữ liệu khác như Microsoft SQL Server, MySQL,….
Các đặc điểm của Nodejs
- Không đồng bộ: Tất cả các APIs trên Nodejs đều không được đồng bộ, tức là không bị khóa (blocking). Nó chủ yếu hoạt động dựa trên nền của Nodejs Server và đợi Server trả kết quả dữ liệu về. Việc chuyển máy chủ đến các API tiếp theo sau khi được gọi và cơ chế hoạt động theo hướng thông báo sự kiện giúp máy chủ có được phản ứng từ các cuộc gọi của API trước đó (hay còn gọi là thời gian thực).
- Tốc độ xử lý nhanh: Được xây dựng trên nền tảng của Javascript V8 Engine nên quá trình chạy chương trình nhanh, tốc độ download ổn định.
- Tiến trình thực hiện đơn giản nhưng hiệu năng cao: Nodejs dùng một mô hình luồng duy nhất với các sự kiện lặp lại. Cơ chế sự kiện giúp chúng có thể trả lại phản hồi không khóa, đem lại hiệu quả cao, đi ngược lại với cách truyền thống tại ra luồng hữu hạn để quản lý request.
- Không đệm: Nodejs không lưu trữ dữ liệu buffer.
- Có giấy phép: Được cấp phép phát hành bởi MIT License.
Những ưu điểm và nhược điểm của Nodejs là gì?
Ưu điểm của Nodejs
Nodejs được xây dựng trên nền tảng của ngôn ngữ Javascript nên được hỗ trợ kiến trúc theo hướng sự kiện và non-blocking I/O. Vì vậy, chúng có khả năng xử lý nhiều kết nối đồng thời một cách dễ dàng. Hơn nữa, nhờ xử lý theo kiểu không đồng bộ nên Nodejs rất phù hợp khi sử dụng để xây dựng các ứng dụng kiểu không đồng bộ, ứng dụng thời gian thực,…
Khi dùng Nodejs cho server, bạn hoàn toàn có thể sử dụng toàn bộ kiến thức của Javascript cho server. Đây là một ưu điểm tuyệt vời để phát hiện lỗi và sửa lỗi cho ứng dụng. Đồng thời, làm tăng sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong team. Bởi lúc này, tất cả các thành viên trong team của bạn sẽ sử dụng chung ngôn ngữ javascript, chung cấu trúc dữ liệu javascript,… Điều đó góp phần đẩy nhanh tiến phát triển ứng dụng, tiết kiệm thời gian sửa lỗi.
Nhược điểm của Nodejs
Hiện tại, Nodejs đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên, do vậy các đặc trưng có thể bị thay đổi trong quá trình phát triển tiếp theo. Hơn nữa, Nodejs là môi trường xử lý đơn luồng và theo hướng sự kiện nên chúng không thích hợp với những ứng dụng cần dùng nhiều CPU. Những ứng dụng kiểu như xử lý video, hình ảnh,… không nên sử dụng Nodejs để xây dựng bởi khi xử lý các tệp quá lớn, Nodejs có thể bị treo máy hoặc không phản hồi. Vì vậy, nếu bạn xây dựng các ứng dụng kiểu như vậy thì công nghệ hỗ trợ đa luồng như PHP sẽ là giải pháp tuyệt vời hơn.
>>> Bài viết tham khảo: Spring Boot là gì? Tìm hiểu về Spring Boot
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Nodejs là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ thêm thông tin, hãy bình luận vào dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!