Webinar là gì? Cách thức hoạt động của Webinar như thế nào?

0
cach-thuc-hoat-dong-cua-webinar
Cách thức hoạt động của Webinar
Webinar là gì? Cách thức hoạt động của Webinar như thế nào?
Đánh giá bài viết

Webinar là phần mềm hội thảo trực tuyến được nhiều tổ chức, doanh nghiệp sử dụng, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 trở lại và diễn biến phức tạp như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ Webinar là gì? Live Webinar là gì? Cách thức hoạt động của Webinar như thế nào? Vì vậy, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ mang đến cho độ giả những thông tin hữu ích nhất về Webinar!

webinar-la-gi
Tìm hiểu về webinar

Webinar là gì?

Webinar là sự kết hợp giữa “web” và “seminar”, có nghĩa là hội thảo trực tuyến trên web. Nó cho phép người dùng tổ chức buổi thuyết trình, hội thảo, hội nghị;…trên nền tảng web và sử dụng internet để kết nối nhiều thính giả trên toàn thế giới. Đặc biệt, Webinar còn cung cấp tính năng tương tác trong thời gian thực. Do vậy mà việc trao đổi, đặt câu hỏi giữa host, các thành viên trong nhóm diễn ra cực kỳ dễ dàng và nhanh chóng. 

Ví dụ, đối với một doanh nghiệp lớn, lãnh đạo cấp cao có thể tổ chức một buổi họp trực tuyến thay vì phải gặp mặt truyền thống mà vẫn đảm bảo hiệu quả cuộc họp được tốt nhất, có sự tương tác giữa các nhân viên. 

webinar-co-nghia-la-gi
Webinar nghĩa là gì?

Sự phát triển của Webinar hay các phần mềm hội thảo trực tuyến khác là giải pháp giúp “đánh tan” mọi rào cản về khoảng cách địa lý, thuận tiện cho cả người nghe và người thuyết trình. Những người tham gia vẫn có thể tương tác với nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp. Chính vì những lý do này mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn Webinar để sử dụng.

>>> Bài viết tham khảo: Case study là gì? Cách triển khai case study trong marketing

Tính năng của Webinar là gì?

  • Trình chiếu slide: Tương tự như khi thuyết trình trong lớp học hay các buổi hội nghị thông thường, người sử dụng Webinar có thể trình chiếu slide thông qua powerpoint hoặc qua keynote của apple.
  • Chia sẻ video: Người xem có thể sử dụng các video có sẵn trong máy tính hoặc trên Youtube phục vụ cho quá trình thuyết trình của mình.
  • Trao đổi trực tiếp với người xem thông tính năng trò chuyện bằng microphone hoặc chat trực tiếp.
  • Tạo các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến: Cho phép người nghe đặt câu hỏi và tham gia vào các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến. Đây là một trong các cách khơi gợi sự hứng thú cho khán giả.
  • Thu lại và chỉnh sửa video: Webinar cho phép ghi lại video và chỉnh sửa lại video để làm rõ nội dung hơn. 
cac-tinh-nang-tien-ich-cua-webinar
Các tính năng tiện ích của Webinar là gì?

Các loại Webinar

Hiện nay, có hai dạng Webinar chính là: phát video ghi sẵn và trực tiếp:

  • Webinar ghi sẵn: Là dạng Webinar được dựng sẵn từ trước; sau đó mới phát lại cho thính giả. Đối với dạng Webinar này, người nghe không thể nhận được phản hồi ngày sau khi hỏi nhưng lại có thể xem đi xem lại nhiều lần.
  • Webinar trực tiếp:  Là buổi hội thảo diễn ra trực tiếp trong thời gian thực, các cá nhân có thể tương tác trực tiếp với host và nhận được sự phản hồi ngay sau đó.

Cách thức hoạt động của Webinar như thế nào? 

Sau khi đã hiểu rõ Webinar là gì, chắc hẳn bạn cũng đang thắc mắc không biết Webinar hoạt động như thế nào phải không? Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Webinar:

Cấu trúc của Webinar

Hầu hết các Webinar cho phép người dùng trình bày một vấn đề cụ thể nào đó trong khoảng 45 phút đến 60 phút. Phần tương tác với khán giả, Q&A và bán hàng thường diễn ra ở cuối. 

Vì vậy, trước khi bắt đầu Webinar, bạn cần phải nghĩ ra một chủ đề cụ thể. Chủ đề phải liên quan và được đề cập đến trong danh sách câu hỏi thường gặp, mang đến lợi ích cho khách hàng và những người thường xuyên theo dõi bạn. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp có ý định sử dụng Webinar như một công cụ tiếp thị và bán hàng thì chủ đề phải liên quan đến doanh nghiệp. 

Sau khi đã xác định rõ chủ đề, bạn cần phải tạo ra các slide để phục vụ cho hoạt động thuyết trình sau này. 

cach-thuc-hoat-dong-cua-webinar
Cách thức hoạt động của Webinar

Yêu cầu kỹ thuật

  • Thứ nhất, nền tảng Webinar

Webinar cung cấp hai nền tảng chính là miễn phí và trả phí; tùy thuộc vào ngân sách hiện có mà bạn có thể lựa chọn cho mình nền tảng phù hợp. Đối với các phiên bản tính phí, ngoài những tính năng tương tác như thăm dò ý kiến, live chat, chia sẻ màn hình, webcam,… thì Webinar còn có rất nhiều các tính năng tiện ích khác hỗ trợ cho người dùng như ghi lại Webinar (record), thiết lập lịch trình phát lại Webinar tự động,…  

  • Camera

Bạn nên đầu tư một camera chất lượng để khán giả nhìn thấy bạn tốt hơn.Không chỉ vậy, chúng còn có tác dụng giúp tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và cá nhân hóa thương hiệu. Bạn có thể sử dụng webcam nếu bạn không có gì để thay thế. Nhưng hãy nhớ một điều rằng webcam hạn chế nhiều tính năng kiểm soát của người dùng. 

Ngoài ra, bạn có thể đầu tư webcam USB chuyên nghiệp hoặc tận dụng lợi thế của máy quay video. Các tùy chọn sẽ cung cấp thêm quyền kiểm soát vị trí máy ảnh và có thể sử dụng phần mềm có thêm các chức năng phụ hoặc có thể cho phép bạn tùy chỉnh độ tương phản, độ sáng và một số chi tiết khác. 

  • Microphone

Tương tự như camera, nếu có ngân sách, bạn nên đầu tư một chiếc mic ngoài để âm thanh được tốt hơn và giúp khán giả tiếp nhận thông tin rõ hơn. 

  • Kết nối internet

Kết nối internet quyết định trực tiếp đến chất lượng của Webinar. Theo đánh giá, tốc độ upload và download lý tưởng nhất là trong khoảng từ 4Mbps đến 15Mbps.

>>> Bài viết tham khảo: Nodejs là gì? những điều quan trọng cần biết lên quan đến Node.js

Hướng dẫn sử dụng Webinar

  • Bước 1: Đặt lịch cho buổi thảo luận. Công việc này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần tạo một tài khoản trên nền tảng Webinar rồi thiết lập thời gian thuyết trình là được.
  • Bước 2: Lên kế hoạch nội dung cho buổi Webinar để đạt được mục tiêu đề ra.
  • Bước 3: Luôn phải kiểm tra microphone, camera, tin nhắn trong hộp boxchat của người tham gia hội thảo trực tuyến để phát hiện và kịp thời xử lý sự cố.
  • Bước 4: Gửi lời mời đến những đối tượng cần tham gia, kiểm tra lại internet, nội dung kế hoạch và bắt đầu buổi Webinar thôi nào. 

Những đối tượng nào nên sử dụng Webinar?

Webinar được ứng dụng ngày càng phổ biến trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, kinh doanh, marketing,…

webinar-la-gi
Webinar được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Webinar ứng dụng trong giáo dục

Dạy học trực tuyến qua Webinar là ý tưởng tuyệt vời cho cả tổ chức giảng dạy và người học. Với người tổ chức giảng dạy, họ có thể tiếp cận với sinh viên trên khắp toàn thế giới. Với người học sẽ không phải tốn nhiều tiền bạc, thời gian để di chuyển đến những lớp học offline đó. 

Webinar ứng dụng trong marketing

Webinar mang đến rất nhiều lợi ích cho marketing, nhất là những buổi hội thảo để giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Việc tổ chức sự kiện bằng Webinar giúp giảm thiểu chi phí thuê địa điểm, các chi phí phát sinh cũng như tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. 

Bên cạnh đó, Webinar còn giúp doanh nghiệp có thể liên tục tương tác với khách hàng. Từ đó xây dựng lòng tin của khách hàng và họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn về chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ của công ty. 

Tìm hiểu Zoom Webinar là gì?

Là một tính năng cộng thêm của Zoom, cho phép gửi lời mời, lên lịch, đăng ký tham gia cũng như thu thập thông tin của người đăng ký. Tất cả những tính năng đó đều được quản lý bởi tài khoản của người quản trị. Bên cạnh đó, họ còn được quyền quản lý video, audio và cả những người tham gia. 

So sánh Zoom Webinar và Zoom Meeting

Vậy Zoom Webinar và Zoom Meeting có phải là một không? Câu trả lời là không. Mặc dù hai nền tảng này có những tính năng và chức năng tương tự nhưng giữa chúng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt như: 

Tiêu chí so sánh Webinar Meeting
Mục đích Phù hợp với những sự kiện lớn, mở cửa cho công chúng. Thông thường những người tham gia Zoom Webinar không tương tác nhiều với nhau mà chỉ có một hoặc một vài người nói chuyện với khán giả. Chứa nhiều phiên tương tác của người tham gia và các phiên tương tác có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau. 
Trường hợp sử dụng Các chương trình và sự kiện lớn, phát sóng công cộng.  Dùng cho các nhóm nhỏ từ 2 người trở lên như: Họp nhóm, cuộc họp bán hàng, họp với khách hàng, tổ chức các buổi đào tạo,…
Chi phí Tính năng add on của Zoom Webinar được áp dụng từ tài khoản Pro hoặc những tài khoản cao hơn.  Gồm bản miễn phí và bản trả phí.  
Đối tượng tham gia – Người quản lý (host)

– Người tham gia chính thức (Panelists) với đầy đủ các quyền như: chia sẻ màn hình, chat,…

– Người dự thính (Attendees) chỉ có quyền xem mà không được phát biểu. Nếu có ý kiến, chỉ có thể chat được với host của cuộc họp để xin quyền phát biểu. 

– Người quản lý (host)

– Người tham gia với đầy đủ các quyền như được chia sẻ màn hình, được phát biểu,… 

Chức năng chia sẻ audio Chỉ host và panelists mới có quyền bật/ tắt âm thanh của chính họ. Các attendees chỉ ở chế độ nghe. 

Host có quyền bật tiếng một chiều hoặc nhiều người dự thính. 

Tất cả những người tham gia đều có quyền bật/ tắt âm thanh của mình. 

Host có quyền tắt tiếng hoặc yêu cầu những người tham gia tắt tiếng. 

Host có thể tắt tiếng tiếng tất cả người tham gia trước khi bắt đầu buổi họp. 

Chia sẻ video Chỉ có Host và panelists mới có quyền.  Toàn bộ người tham gia đều có quyền chia sẻ. 
Hiển thị danh sách người tham gia Chỉ có host và panelists mới hiển thị. Hiển thị toàn bộ danh sách những người tham gia. 

>>> Bài viết tham khảo: Cover letter là gì? Sự khác nhau giữa cover letter, CV và resume

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về Webinar là gì; cách thức hoạt động của Webinar sẽ giúp bạn có thêm một sự lựa chọn thích hợp giúp công việc đạt hiệu quả tốt nhất nhé! Nếu có bất kỳ thắc mắc hay chia sẻ thêm thông tin về Webinar, hãy để lại bình luận dưới bài viết cho chúng tôi biết nhé!